MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chủ trì Hội thảo. Ảnh: Kiều Vũ

Hội thảo lấy ý kiến vào Dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Kiều Vũ LDO | 24/08/2023 11:55

Hà Nội – Ngày 24.8, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý vào Dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khoá XII) trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chủ trì Hội thảo. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh tham dự.

Tới dự có GS.TS. Phùng Hữu Phú - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; GS.TS. Trần Ngọc Đường - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; PGS.TS. Nguyễn Viết Thông - nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS.TS. Bùi Đình Bôn - nguyên Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương...

GS.TS Phùng Hữu Phú. Ảnh: Kiều Vũ

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh Dự thảo Báo cáo là văn kiện trung tâm của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, xác lập cơ sở chính trị vững chắc để các cấp công đoàn tổ chức triển khai nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và các nhiệm vụ khác của Công đoàn theo quy định của pháp luật.

Trong khi công đoàn cấp tỉnh, ngành đang tổ chức đại hội, tiếp tục lắng nghe ý kiến của đại biểu dự đại hội góp ý đối với dự thảo Báo cáo, Hội thảo hôm nay với sự tham dự của nhiều đồng chí lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng văn kiện Đại hội Đảng, xây dựng Hiến pháp và nghiên cứu về công nhân – công đoàn, chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến sâu sắc giúp cho việc việc hoàn thiện Dự thảo Báo cáo.

Với kết quả Hội thảo hôm nay, cùng với ý kiến đóng góp của đại hội công đoàn cấp tỉnh, ngành, Tổ biên tập và Tiểu ban Văn kiện sẽ tổng hợp, trình Đoàn Chủ tịch và Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn thông qua, để đăng tải công khai, lấy ý kiến đoàn viên, người lao động và nhân dân cả nước.

Các ý kiến đóng góp tại hội thảo đều tập trung vào tiêu đề Đại hội, kết cấu, nội dung của Dự thảo.

Trong đó, GS.TS. Trần Ngọc Đường - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đánh giá Dự thảo được chuẩn bị công phu, bao quát, có nhiều đánh giá sâu sắc. Tuy nhiên chủ đề của Báo cáo cần ngắn gọn, súc tích hơn. Báo cáo cần phân tích làm rõ về chức năng tham gia giám sát, phản biện của tổ chức Công đoàn đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Cho ý kiến về nội dung các bài học kinh nghiệm, ông Nguyễn Đăng Hùng - Vụ phó Vụ Đoàn thể nhân dân, Ban Dân vận Trung ương đề nghị cần làm sâu sắc hơn một số bài học để làm kinh nghiệm cho nhiệm kỳ tới, đồng thời đề xuất bổ sung thêm chỉ tiêu về mô hình, phần việc hoạt động Công đoàn hiệu quả hàng năm.

Về Dự thảo Báo cáo, GS.TS. Phùng Hữu Phú đánh giá cao việc xây dựng Dự thảo Báo cáo đã bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; Báo cáo có kết cấu hợp lý, đã nêu bật được kết quả hoạt động Công đoàn trong nhiệm kỳ và định hướng được các nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới. Cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các khâu đột phá cho xứng tầm, nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Cần ưu tiên việc hoàn thiện và tập trung thực hiện hiệu quả thể chế để khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân, nhất là vị thế chính trị.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, đề xuất, có giải pháp đối với các vấn đề phúc lợi cho đoàn viên người lao động. Báo cáo cũng cần đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện ngay sau Đại hội, hiệu triệu đoàn viên, người lao động cả nước nỗ lực vì sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn và khơi dậy khát vọng lao động, cống hiến trong đoàn viên, người lao động cả nước.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn