MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh hoạ Nam Dương.

Không được trù dập làm ảnh hưởng việc làm của người lao động tố cáo

ANH THƯ LDO | 17/10/2020 09:25
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội mới ban hành tại Thông tư hướng dẫn bảo vệ việc làm với người tố cáo là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động, thân nhân của người tố cáo bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người được bảo vệ); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

Theo đó, người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử về việc làm với người được bảo vệ. Đồng thời, cũng không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người này.

Trong đó, người được bảo vệ là người làm việc theo hợp đồng lao động, thân nhân của người tố cáo bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng phải kịp thời, đầy đủ thực hiện các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Bên cạnh đó, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phải giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định biện pháp bảo vệ.

Nếu người sử dụng lao động không chấp hành thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức đại diện hợp pháp khác của người lao động tại cơ sở phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1.12.2020.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn