MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thợ mỏ Hà Lầm (TKV) trước mỗi giờ vào ca luôn thể hiện sử đoàn kết "Kỷ luật và đồng tâm". Ảnh: T.N.D

Kỷ luật và đồng tâm là trụ cột văn hóa phát triển ngành Than

Trần Ngọc Duy LDO | 18/12/2020 17:44
Ngày 18.12 đã diễn ra Hội thảo khoa học do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phối hợp với Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) tổ chức với chủ đề “Truyền thống văn hóa thợ mỏ ngành Than - những giá trị lịch sử và định hướng trong thời kỳ mới”.

Tham dự hội thảo có các đồng chí: Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; lãnh đạo Tập đoàn TKV cùng đại diện các đơn vị thành viên; Viện Công nhân và Công đoàn; nguyên lãnh đạo TKV các thời kỳ; các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, nhà báo…

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Công đoàn TKV Lê Thanh Xuân nhấn mạnh: Cuộc tổng bãi công tháng 11.1936 là một mốc son chói lọi trong lịch sử hình thành, phát triển của công nhân vùng mỏ, của ngành Than nói riêng và của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung. Trải qua 84 năm xây dựng và trưởng thành, ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết và triệt để cách mạng của công nhân vùng mỏ Quảng Ninh đã trở thành truyền thống vẻ vang, nền tảng vững chắc, động lực then chốt cho sự lớn mạnh của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam.

Hội thảo khoa học “Truyền thống văn hóa thợ mỏ - những giá trị lịch sử và định hướng trong thời kỳ mới” là một hoạt động thuộc khuôn khổ Đề án “Phát huy truyền thống văn hóa thợ mỏ trong thời kỳ mới”. Đây là dịp để tiếp tục khẳng định và tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” của thợ mỏ, làm sâu sắc thêm đặc điểm văn hóa thợ mỏ, giá trị lịch sử và định hướng phát huy truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” của thợ mỏ Việt Nam trong điều kiện mới.

Tại hội thảo, 3 nội dung chính đã được làm rõ như: Đặc điểm truyền thống văn hóa thợ mỏ; Thực trạng văn hóa thợ mỏ trong giai đoạn hiện nay; Định hướng, giải pháp phát huy truyền thống văn hóa thợ mỏ trong thời kỳ mới.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu khẳng định: Việc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam triển khai Đề án “Phát huy truyền thống văn hóa thợ mỏ trong thời kỳ mới” và tổ chức Hội thảo “Truyền thống văn hóa thợ mỏ” – là thể hiện tầm nhìn của tập đoàn trong mục tiêu hướng tới phát triển bền vững khi đặt đúng vị trí người thợ mỏ với văn hóa trong suốt quá trình phát triển ngành Than. Những giá trị văn hóa đó tạo ra bản sắc, là động lực phát triển, góp phần tô điểm thêm, cung cấp luận cứ sinh động xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam…

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: T.N.D

Theo ông Lê Minh Chuẩn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập cho rằng, Đề án “Phát huy truyền thống văn hóa thợ mỏ trong thời kỳ mới” là một đề án đặc biệt quan trọng, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của TKV; đồng thời cũng thể hiện sự trân trọng, gìn giữ và phát huy cao độ của cán bộ công nhân viên và người lao động Tập đoàn với truyền thống văn hóa mang bản sắc riêng có của thợ mỏ TKV.

“Đại dịch COVID-19 cũng là minh chứng rõ nét, dù khó khăn, thử thách cán bộ, công nhân viên và người lao động TKV không đầu hàng mà luôn tìm cách vươn lên. TKV đã hoàn thành nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nền tảng cho kết quả đó không gì khác chính là TKV đã phát huy truyền thống văn hóa thợ mỏ, cốt lõi là “Kỷ luật và đồng tâm”- ông Chuẩn nhấn mạnh.

Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV, ông Đặng Thanh Hải - Chủ nhiệm Đề án cho rằng, việc gìn giữ và phát huy truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” của những người thợ mỏ phải gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển SXKD của Tập đoàn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực thi nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân mỏ đáp ứng yêu cầu giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn