MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường trao đổi với các đại biểu. Ảnh: L.T.

Lý lẽ phản biện phải đi từ thực tế, phù hợp lợi ích của người lao động

LÊ TUYẾT LDO | 07/12/2018 14:54
Cán bộ công đoàn tham gia giám sát và phản biện xã hội phải đứng dưới góc độ của đoàn viên, người lao động (NLĐ), phù hợp với lợi ích số đông của đoàn viên, NLĐ. Lý lẽ phản biện phải xuất phát từ thực tế, thực tiễn thì mới thuyết phục và hiệu quả.

Đó là lưu ý của Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường tại hội nghị tập huấn Tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và kỹ năng giám sát phản biện xã hội do Tổng LĐLĐ VN tổ chức vào ngày 7.12 tại TPHCM.

Hội nghị đã thu hút đông đảo cán bộ công đoàn các tỉnh phía Nam và các chuyên gia cùng tham gia, ý kiến.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: L.T.

Sau 5 năm thực hiện Quyết định 217 – QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 2.2.2013 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc VN, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, công đoàn các cấp đã chủ trì giám sát 25.118 cuộc, tham gia giám sát 47.728 cuộc. Giám sát thông qua nghiên cứu xem xét 28.519 văn bản, thông qua thành lập đoàn giám sát là 15.103 cuộc. Nội dung chủ yếu là giám sát thực hiện các bộ luật, luật, văn bản pháp luật liên quan đến CNVCLĐ.

Về phản biện xã hội, 5 năm qua, công đoàn các cấp đã thực hiện phản biện xã hội thông qua tổ chức 22.934 cuộc hội nghị phản biện, 24.870 lần gửi dự thảo văn bản và đối thoại trực tiếp 30.775 cuộc. Nội dung tham gia góp ý, phản biện nhiều dự luật liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của CNVCLĐ…

Bên cạnh những hiệu quả đạt được, công tác giám sát, phản biện vẫn còn những tồn tại, hạn chế như hiệu quả giám sát, phản biện chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn. Chưa có đầu mối xử lý giám sát. Công tác giám sát đối với tổ chức Đảng, giám sát chính quyền đồng cấp còn lúng túng. Một số LĐLĐ tỉnh không được chính quyền hỗ trợ kinh phí giám sát, phản biện xã hội…

Các đại biểu đến từ LĐLĐ các tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: L.T.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường lưu ý: Hội nghị cần tập trung thảo luận vào các nội dung để rút ra những bài học từ thực tiễn đưa vào Hướng dẫn của Tổng LĐLĐ VN những nội dung cụ thể, thiết thực để triển khai công tác đạt hiệu quả cao.

Tổng LĐLĐ VN có văn bản để LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành xây dựng quy chế liên tịch với UBND, chính quyền, chuyên môn đồng cấp chỉ đạo thực hiện công tác hoạt động Ban Thanh tra nhân dân.

“Hội nghị tập huấn cần thực hiện theo hướng trao đổi, tương tác để vừa hệ thống lại các nội dung cơ bản liên quan, vừa đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, đề xuất hướng tháo gỡ những vướng mắc, phản biện với các quy định của Đảng, Nhà nước để thực hiện tốt hơn. Chú trọng việc tìm ra các giải pháp để thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với chính quyền, cấp ủy đảng các cấp đạt kết quả cao hơn”, Chủ tịch Bùi Văn Cường lưu ý.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn