MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Mức hưởng trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài

Minh Hương LDO | 09/04/2022 10:06
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo mức dưới đây.

Căn cứ Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có thể tự tính trợ cấp thôi việc thông qua công thức sau:

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Số năm làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi thôi việc.

Trong đó: Số năm làm việc để tính trợ cấp thôi việc là thời gian làm việc thực tế nhưng không tính khoảng thời gian người lao động đã tham gia trợ cấp thất nghiệp, thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm.

Trường thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc không đủ năm sẽ được làm tròn. Cụ thể: 

Có tháng lẻ đến 6 tháng - làm tròn thành 1/2 năm.

Lẻ trên 6 tháng: Làm tròn thành 1 năm.

Ngoài ra, không trả trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài, doanh nghiệp sẽ bị phạt.

Theo Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động, trong đó bao gồm cả trợ cấp thôi việc.

Thời hạn trả được quy định là 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trừ một số trường hợp được kéo dài thời hạn đến 30 ngày.

Nếu không trả hoặc không trả đủ trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài khi họ nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Theo đó, mức phạt được đặt ra với người sử dụng lao động sẽ được căn cứ theo số lượng người lao động bị vi phạm:

Vi phạm từ 1 - 10 người lao động: Phạt 1 - 2 triệu đồng.

Vi phạm từ 11 - 50 người lao động: Phạt 2 - 5 triệu đồng.

Vi phạm từ 51 - 100 người lao động: Phạt 5 - 10 triệu đồng.

Vi phạm từ 101 - 300 người lao động: Phạt 10 - 15 triệu đồng.

Vi phạm từ 300 người lao động trở lên: Phạt 15 - 20 triệu đồng.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn