MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hướng dẫn cách tính phụ cấp ưu đãi theo nghề cho công chức, viên chức. Ảnh: Hải Nguyễn

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của công chức, viên chức được tính thế nào?

Tú Quỳnh LDO | 30/11/2020 15:13

Ngoài lương, công chức, viên chức còn được hưởng nhiều khoản phụ cấp, trong đó có phụ cấp ưu đãi nghề. Tuy nhiên, không phải đối tượng công chức, viên chức nào cũng được hưởng loại phụ cấp này.

Phụ cấp ưu đãi theo nghề là loại phụ cấp dành cho công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, phải ưu tiên đặc biệt do pháp luật quy định.

Loại phụ cấp này có ý nghĩa khuyến khích công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề hơn.

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo công thức:

Phụ cấp ưu đãi theo nghề = Hệ số phụ cấp x [Mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)].

Trong đó:

- Hệ số phụ cấp gồm 10 mức (5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50%).

- Lương công chức, viên chức đang được tính theo công thức: Lương = Hệ số x mức lương cơ sở. (Hệ số lương phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực).

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo do bầu cử, bổ nhiệm nào thì được xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó.

- Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) chỉ áp dụng với các đối tượng được xếp lương theo Nghị định 204, đã ở bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hoặc thuộc các ngành Tòa án, kiểm sát…

Mức phụ cấp thâm niên vượt khung được hưởng bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng. Tùy vị trí cụ thể, từ năm thứ ba hoặc năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1% nữa.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn