MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TS Đỗ Trần Hải - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ. Ảnh: Đ.T

Nâng cao vị thế tổ chức công đoàn trong cộng đồng khoa học

Đặng Tiến (thực hiện) LDO | 02/06/2017 06:54
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 17/2017 về tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học ATVSLĐ thuộc Tổng LĐLĐVN (có hiệu lực từ ngày 15.7.2017) trên cơ sở đổi tên từ Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ.

Trước sự thay đổi lớn này, trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Đỗ Trần Hải - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ - cho biết:

- Việc thay đổi này do Thường trực Tổng LĐLĐVN đề xuất với Chính phủ tại phiên làm việc giữa Chính phủ với Tổng LĐLĐVN từ năm 2016. Xuất phát điểm của vấn đề là quy định của Luật KHCN 2014 và Luật ATVSLĐ có hiệu lực tháng 7.2016. Vì từ khi Luật ATVSLĐ có hiệu lực, nhiệm vụ và chức năng của Viện cũng cần phải rà soát lại. Cùng đó, căn cứ vào Luật KHCN với mạng lưới quy hoạch, do vậy cần phải báo cáo Thủ tướng vì Viện Khoa học ATVSLĐ là viện duy nhất do Thủ tướng ký quyết định thành lập nhưng lại giao cho Tổng LĐLĐVN là một tổ chức chính trị xã hội quản lý từ năm 1971 đến nay.

Sau khi có đề xuất của Tổng LĐLĐVN, Thủ tướng đã giao cho Bộ KHCN xây dựng một Dự thảo quy định cho phù hợp với tình hình mới. Sau nhiều phiên làm việc và lấy ý kiến các bộ ngành liên quan rồi mới trình xin ý kiến và chính thức ngày 29.5.2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 17 về tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học ATVSLĐ thuộc Tổng LĐLĐVN. Việc thay đổi này do trước kia khi chưa có luật chúng ta chỉ có pháp lệnh về BHLĐ và vẫn sử dụng thuật ngữ quen thuộc là công tác bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho NLĐ. Nay trong xu thế sản xuất kinh doanh mới cần phải có sự thay đổi để 
phù hợp.

Với việc thay đổi tên gọi, các hoạt động nghiên cứu khoa học của viện có gì thay không, thưa ông?

- Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Viện là nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý nhà nước về ATVSLĐ, bảo đảm an toàn và sức khỏe cho NLĐ, bảo vệ môi trường lao động; nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động của Tổng LĐLĐVN.

Ngoài ra, Viện còn nghiên cứu, phát hiện, bổ sung vào danh mục những bệnh nghề nghiệp mới phát sinh và hệ thống bệnh nghề nghiệp.

Bên cạnh đó là nghiên cứu cơ sở khoa học giúp Tổng LĐLĐVN tham mưu với Nhà nước các chế độ chính sách liên quan đến ATVSLĐ cũng như là tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra của tổ chức CĐ được tốt hơn trong công tác ATVSLĐ. Việc thay đổi tên nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc biệt phù hợp với Luật VSATLĐ, không thay đổi về nhiệm vụ và quyền hạn của viện.

Thực tế, quyết định này đã cụ thể hóa rất nhiều các hoạt động, đặc biệt là những việc liên quan đến dịch vụ khoa học kỹ thuật BHLĐ. Các chức năng nhiệm vụ sẽ được cụ thể hơn và viện sẽ hoạt động theo cơ chế mới được quy định tại Luật KHCN và Nghị định 54 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm các hoạt động KHCN.

Viện đã có những bước chuẩn bị như thế nào với sự thay đổi này và để nâng cao vị thế tổ chức công đoàn, của Viện trong cộng đồng khoa học công nghệ?

- Hiện Viện đã báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương xây dựng các đề án theo Nghị định 54 của Chính phủ và sẽ bám vào nhiệm vụ và quyền hạn được Thủ tướng giao để cụ thể hóa các chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị cho phù hợp. Trước khi quyết định có hiệu lực, viện sẽ báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về đề án xây dựng cơ chế tự chủ theo Nghị định 54, trong đó có việc liên quan đến tổ chức hoạt động và điều lệ hoạt động để Tổng LĐLĐVN phê duyệt.

Hiện nay, Tổng LĐLĐVN và Bộ KHCN đã ký hợp tác khoa học công nghệ giai đoạn 2012-2020, theo đó Bộ KHCN vẫn bố trí kinh phí để nghiên cứu các đề tài trong trương trình phối hợp tương đương với các đề tài khoa học độc lập cấp quốc gia. Vì đây là những lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm phục vụ cho lĩnh vực quản lý nói chung và đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.

Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐVN cũng đã phê duyệt chương trình KHCN trọng điểm trong lĩnh vực ATVSLĐ đến năm 2020 và Viện cũng đang tích cực phối hợp và đề xuất với Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), trong đó có quy chế phối hợp về các lĩnh vực ATVSLĐ, như việc rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động cho một số ngành nghề trong tình hình đổi mới về công nghệ sản xuất hiện nay.

Viện cũng đã được đầu tư một trung tâm nghiên cứu sức khỏe bệnh nghề nghiệp, xét nghiệm sinh hóa giúp cho việc nghiên cứu phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và đề xuất những bệnh nghề nghiệp mới để đưa vào các danh mục bệnh nghề nghiệp mới được bảo hiểm. Bên cạnh đó Luật ATVSLĐ cũng quy định những ngành nghề sản xuất có nguy cơ cao buộc phải có nghiên cứu đánh giá những rủi ro về sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của NLĐ và đề xuất ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn