MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công nhân Cty Cổ phần Sữa Ba Vì luôn có ý thức nâng cao tác phong công nghiệp. Ảnh: T.C.A

Người lao động tại Cty CP Sữa Ba Vì: Ý thức nâng cao tác phong công nghiệp

XUÂN TRƯỜNG LDO | 03/08/2018 06:43
Ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch LĐLĐ huyện Ba Vì, TP.Hà Nội - cho rằng, qua hơn 1 năm được LĐLĐ huyện chọn làm đơn vị thí điểm đề án “Giáo dục tác phong công nghiệp trong CNVCLĐ huyện Ba Vì” (gọi tắt là đề án), ý thức, tác phong công nghiệp của NLĐ tại Cty CP Sữa Ba Vì đã được nâng lên rõ rệt.

Điều này cho thấy tác dụng thiết thực của việc giáo dục tác phong công nghiệp đối với CNLĐ, nhất là tại các DN.

Chấp hành nghiêm nội quy, kỷ luật lao động

Chia sẻ về việc tham gia thực hiện đề án, ông Trần Vũ Nam - công nhân (CN) Cty CP Sữa Ba Vì - khẳng định, khi chưa có đề án này, CNLĐ trong Cty cũng đã chấp hành tốt giờ giấc, nội quy làm việc của Cty. Tuy nhiên, từ khi thực hiện đề án, qua tuyên truyền của LĐLĐ huyện và CĐ Cty, CNLĐ không thấy bị áp lực mà càng ý thức hơn trong việc chấp hành nội quy làm việc, kỷ luật lao động. Bởi làm việc bằng tác phong công nghiệp thì mới nâng cao được năng suất lao động, Cty có thêm lợi nhuận, từ đó thu nhập của CNLĐ sẽ cao hơn.

Theo bà Phạm Hồng Phúc - Chủ tịch CĐ Cty CP Sữa Ba Vì, trong nhiều năm qua, do CĐ Cty phối hợp với lãnh đạo Cty tăng cường tuyên truyền, giám sát việc thực hiện nội quy làm việc tại Cty nên khi triển khai thí điểm thực hiện đề án rất thuận lợi. NLĐ luôn đảm bảo giờ giấc làm việc, không có trường hợp vi phạm nội quy làm việc của Cty.

Chủ tịch LĐLĐ huyện Ba Vì Trần Anh Tuấn cho rằng, qua hơn 1 năm thí điểm tại Cty CP Sữa Ba Vì, đề án đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Với sự nỗ lực tuyên truyền, vận động NLĐ tích cực rèn luyện tác phong công nghiệp của các cấp CĐ, sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy và tạo điều kiện của ban giám đốc Cty trong việc đầu tư kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị mới, cải thiện điều kiện làm việc nên năng suất lao động Cty được tăng lên, lợi nhuận của Cty tăng 120% so với cùng kỳ năm 2016, đời sống của NLĐ được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, không có trường hợp CNLĐ tự ý nghỉ việc. Bài học để DN thực hiện tốt đề án là cần sự hỗ trợ của CĐ cấp trên; sự tạo điều kiện của lãnh đạo DN và sự nỗ lực tham gia của mỗi NLĐ trong Cty.

Sẽ triển khai đề án tới 100% số CĐCS

Ông Trần Anh Tuấn cho biết, bước đầu thực hiện đề án, ngoài việc chỉ đạo thực hiện thí điểm tại Cty CP Sữa Ba Vì, LĐLĐ huyện Ba Vì đã phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở lớp tập huấn cho các ủy viên BCH, ủy viên UBKT, ủy viên Ban Nữ công LĐLĐ huyện và 100% số cán bộ chủ chốt CĐCS; mời giảng viên của LĐLĐ TP.Hà Nội tuyên truyền về nội dung “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp trong CNVCLĐ”. Thông qua đó, giúp CNVCLĐ huyện rèn luyện tính kỷ luật, trách nhiệm trong công việc, thân thiện khi giao tiếp với cơ sở, đồng nghiệp; nâng cao ý thức về tác phong công nghiệp. Trên cơ sở đó, ứng dụng vào thực tiễn đơn vị để tổ chức thực hiện đề án có hiệu quả.

Cũng theo ông Trần Anh Tuấn, từ thành công của việc thí điểm đề án tại Cty CP Sữa Ba Vì, trong giai đoạn 2018-2020, LĐLĐ huyện Ba Vì sẽ triển khai thực hiện đề án đến 100% số CĐCS trực thuộc. LĐLĐ huyện tiếp tục phối hợp với cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, giám đốc các DN chỉ đạo, đôn đốc thực hiện đề án tại đơn vị; quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và nâng cao đời sống tinh thần cho CNVCLĐ để việc thực hiện đề án đạt hiệu quả cao. Tiếp tục phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, Trường Trung cấp CĐ Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác CĐ cho cán bộ CĐCS, trong đó tập trung các nội dung liên quan đến xây dựng đời sống văn hóa công nghiệp và giáo dục tác phong công nghiệp cho CNVCLĐ trên địa bàn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn