MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Anh Phạm Việt Hùng - Người thợ giỏi có đôi bàn tay vàng.

Người thợ giỏi có đôi bàn tay vàng

ĐINH TIẾN HẢI LDO | 03/03/2018 18:00

Anh Phạm Việt Hùng - Chủ tịch công đoàn Xưởng điện, Tổ trưởng Tổ thí nghiệm điện của Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 

Anh là tấm gương sáng để mọi người trong công ty noi theo. Với cương vị là chủ tịch công đoàn, anh hướng mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ tương thân, tương ái, giúp đỡ những hoàn cảnh gia đình khó khăn, hoạn nạn bằng những việc làm rất cụ thể.

Trong cuộc sống, anh có lối sống rất giản dị, luôn khiêm tốn và tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đoàn kết, cần kiệm, chấp hành nghiêm mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Phạm Việt Hùng sinh ra và lớn lên bên dòng Sông Thương thơ mộng. Tuổi trẻ của anh đắm mình trên dòng sông vắt mình qua mảnh đất Kinh Bắc vừa lãng mạn vừa huyền thoại

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện, anh Hùng về công tác tại nhà máy Nhiệt điện của Công ty Phân đạm Hà Bắc. Từ một người thợ kỹ thuật điện, nhờ sự nỗ lực không ngừng, phát huy tinh thần làm chủ thiết bị, công nghệ hiện đại, ý chí phấn đấu chinh phục từ bàn tay, khối óc sáng tạo của người thợ lành nghề, anh đã chế tạo, lắp đặt, hiệu chỉnh thành công các hệ thống kích từ máy phát điện, các tổ hợp máy nén công suất lớn từ 2.500kW đến 2.800kW. Hệ thống tuốcbin tuần hoàn xưởng NH3 được ví như trái tim nhà máy.

Giai đoạn từ 2001 đến 2004 dưới sự giúp đỡ về cải tạo kỹ thuật, công nghệ của chuyên gia Trung Quốc, hàng nghìn cán bộ, công nhân viên, kỹ sư và những người thợ trẻ đã không quản ngày đêm, gian khổ, thời tiết khắc nghiệt để làm việc với tinh thần “Tất cả vì dòng ĐIỆN-ĐẠM thân yêu”.

Nhớ những ngày đầu với biết bao khó khăn, bỡ ngỡ bởi chuyển đổi, cải tạo cả một dây chuyền sản xuất, lắp đặt thêm hai tổ máy phát điện, mỗi tổ máy 15MW, nâng tổng công suất lên 36MW và nhiều trạm máy biến thế. Với nhiệm vụ vừa vận hành vừa sửa chữa, thay thế, Phạm Việt Hùng luôn là người đứng đầu với đôi bàn tay vàng trong việc hiệu chỉnh các bảo vệ máy phát, thí nghiệm, đo lường, các mạch tín hiệu, tần số trên hệ thống lưới điện cả phần cao, hạ thế.

Anh Hùng đã đưa ra mục tiêu: Hợp lý hóa sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, vận hành, giảm cường độ lao động chân tay, nâng cao chất lượng điện năng và đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho công ty.

Đầu năm 2006, anh được bầu là Phó Chủ tịch công đoàn. Đến cuối năm 2009, anh được bầu làm Chủ tịch công đoàn. Anh được Tập đoàn Hóa chất tặng thưởng nhiều bằng khen và được vinh danh là “Người có đôi bàn tay vàng”. Suốt các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010 - 2015 và 2015 - 2020 trong đại hội thi đua yêu yêu nước, anh đều được tặng bằng khen của Tập đoàn và Bộ Công Thương.

Với bề dày thành tích và kinh nghiệm, anh đã có nhiều bằng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng một năm, như: “Tách lưới an toàn”, “Phân tích sự cố từ xa”, ra lệnh đóng, cắt và kiểm tra dòng điện, điện áp trên phụ tải giúp cho lưới điện vận hành ổn định, hạn chế việc mất điện trên diện rộng do sự cố sét đánh, nâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện, đảm bảo an toàn lao động cũng như trong công tác vận hành.

Đối với các hệ thộng máy nén có công suất lớn 2.800kW khởi động qua tủ khởi động mềm, anh đã đề xuất, nghiên cứu, lắp đặt thành công các mảng mạch khẳng định tính ưu việt thay thế các mảng mạch do nước ngoài sản xuất, làm giảm giá thành nhập khẩu xuống hàng chục lần.

Đánh giá về hiệu quả phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, Ban giám đốc, Ban chấp hành công đoàn khẳng định: “Đây là một phong trào có ý nghĩa đối với cá nhân và tập thể. Cá nhân những người thợ được vinh danh có đôi bàn tay vàng và phát huy được khả năng của mình trong lao động, học tập, công tác. Đối với tập thể, góp phần làm cho quá trình quản lý, điều hành hiệu quả hơn. Đó là nhiệm vụ trọng tâm và cũng là nét đẹp trong lao động, sản xuất”.

2.

Tôi nhớ, có một buổi chiều đứng trên ngọn tháp cao nhất của Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cùng anh trong “Tháng công nhân” - tháng phát động phong trào “Người tốt, việc tốt” - anh nói: “Thế mới biết, thương trường là chiến trường. Trong chiến tranh cũng như trong đời thường, trong sáng tạo cũng như trong sản xuất kinh doanh, cuộc chiến đấu vượt qua chính bản thể phức tạp của mình để không gục ngã bao giờ cũng là cuộc chiến đấu bạc đầu, bạc tóc nhất”.

Và tôi nói với anh: “Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cách đây hơn 50 năm là con chim đầu đàn trong lĩnh vực sản xuất phân bón của cả nước. Bằng đoàn kết lao động và sáng tạo, cán bộ, công nhân viên công ty những năm qua đã vượt qua nhiều khó khăn, nâng dần công suất từ 10 vạn lên hai mươi vạn tấn/năm và đã tiến hành mở rộng nâng sản lượng lên 50 vạn tấn/ năm. Sản xuất kinh doanh phát triển, đóng góp cho ngân sách nhà nước, đời sống và việc làm người lao động ổn định. Đó là thành tích rất đáng ghi nhận mà tập thể cán bộ, công nhân viên và các thế hệ của công ty đã tạo nên”.

Tôi hỏi anh: “Đứng trước một khó khăn, sự cố thì anh ứng xử thế nào”? Trầm ngâm hồi lâu, anh nói: “Thường thì người ta có hai cách ứng xử. Một là, chân thành nhìn nhận. Hai là, quanh co, lảng tránh. Với cá nhân tôi, thì anh dũng cảm nhận trách nhiệm về mình dẫu có khó khăn. Làm gì thì cũng phải giữ lấy danh dự. Mất danh dự là mất hết, như người đi buôn mất cả vốn lẫn lãi, người quăng chài thì mất cả chì lẫn chài. Thử hỏi anh ta còn cái gì? Nhân cách con người ta không hiện ra ở trong sai lầm, mà anh nghĩ nó hiện ra khi đứng trước những sai lầm”.

Báo Lao Động mời bạn đọc tham gia cuộc thi “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

Đối với các ấn phẩm trên báo in Báo Lao Động

- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan, kịp thời. Mỗi tác phẩm không quá 1.700 chữ và ít nhất 1 ảnh, khuyến khích tác phẩm gửi kèm nhiều ảnh.

- Tác phẩm dự thi ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email hay đường bưu điện phải ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi viết “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”.

- Ban Tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự thi.

Đối với tác phẩm video:

- Tác phẩm dự thi có thời lượng không quá 5 phút.

- Ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, hòm thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm tham dự cuộc thi gửi về: Ban TKTS, Báo Lao Động, số 6 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

(Bì thư ghi rõ: Tham gia Cuộc thi

Thư điện tử theo địa chỉ: thivietvelaodong@laodong.com.vn

Kính mời bạn đọc cả nước tham gia.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn