MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Đức Tuấn

Nhiều đề xuất xác đáng vì lợi quyền người lao động

ĐỨC TUẤN LDO | 25/06/2022 08:53
QUẢNG BÌNH - Tại Hội nghị sơ kết công tác thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của cụm thi đua LĐLĐ các tỉnh Bắc Trung Bộ, nhiều ý kiến đã được đề xuất nhằm phát huy tốt hơn vai trò của LĐLĐ và đảm bảo quyền lợi của công nhân, viên chức và người lao động (CNVCLĐ).

Như Lao Động đã thông tin, hội nghị diễn ra ngày 24.6 tại TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình đoàn viên, CNVCLĐ tương đối ổn định.

Dù khó khăn vì dịch bệnh COVID-19, đời sống của người lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh bước đầu đi vào ổn định, thu nhập người lao động trong các doanh nghiệp bình quân từ 5.500.000 - 6.379.000 đồng.

Bà Nguyễn Thu Hà - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Trị - chia sẻ ý kiến, đề xuất tại hội nghị. Ảnh: Đức Tuấn

Hội nghị đã ghi nhận nhiều thành tích của các cấp công đoàn trong cụm thi đua LĐLĐ các tỉnh Bắc Trung Bộ, tuy nhiên vấn đề an toàn lao động tại nơi làm việc vẫn còn nhiều lo ngại, khi trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra 22 vụ tai nạn lao động, làm 9 người chết (Thanh Hóa 4 vụ, 4 người chết; Nghệ An 6 vụ TNLĐ; Quảng Bình: 4 vụ, 3 người chết; Thừa Thiên Huế 8 vụ, 2 người chết). Ngoài ra tại Thanh Hóa còn xảy ra 8 vụ TNGT khiến 8 người chết.

Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Thị Thanh Hà - Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam - cho biết, bên cạnh những lợi thế có sẵn thì đời sống công nhân lao động tại khu vực Bắc Trung Bộ vẫn còn thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước. Quy mô các doanh nghiệp trong khu vực vẫn chưa tương xứng so với thế mạng của tỉnh. 

Bên cạnh đó, lực lượng CNVCLĐ đa phần là lao động thủ công, làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực như may mặc, trình độ về tác phong và kỹ năng vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế.

Bà Trần Thị Thanh Hà cũng yêu cầu LĐLĐ các tỉnh cần triển khai nhiều hơn nữa các giải pháp để đồng hành cùng các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp bình ổn và phát triển, qua đó đảm bảo được quyền lợi của công nhân và người lao động.

Đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngừng việc ngừng công của người lao động.

Tại hội nghị, lãnh đạo các LĐLĐ cũng đã đưa ra nhiều kiến nghi, đề xuất nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của công nhân và người lao động.

Ông Nguyễn Văn Danh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh - chia sẻ ý kiến, đề xuất. Ảnh: Đức Tuấn

Như tập trung xây dựng các đề án đã được xác định theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW, ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị để Liên đoàn Lao động tỉnh có căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện.

Cần nghiên cứu lại về chế độ phụ cấp cho cán bộ công đoàn cơ sở theo quyết định số 3326/TLĐ ngày 20.9.2021 về quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn là chưa quan tâm động viên kịp thời đối với cán bộ không chuyên trách tại cơ sở, chưa phù hợp với xu thế phát triển hiện nay và cơ chế hỗ trợ về kinh phí hoạt động, có chính sách cho vay vốn và chính sách đặc thù tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho Nghiệp đoàn nghề cá hoạt động. Vì hiện nay Nghiệp đoàn nghề cá và nhiều Nghiệp đoàn khác đang rất khó khăn về vốn, kinh phí và thời gian hoạt động.

Đồng thời, đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam quan tâm xử lý kịp thời các văn bản kiến nghị, đề xuất của LĐLĐ tỉnh để nhanh chóng giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nhất là những nội dung liên quan đến công tác cán bộ, tổ chức bộ máy tại các cấp CĐ và các đơn vị sự nghiệp công lập, chế độ chính sách của đoàn viên, NLĐ. Khi hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện nhiệm vụ cần có sự thống nhất và đồng bộ giữa các ban của Tổng LĐLĐ VN.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn