MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công nhân lao động tại Cty cổ phần Chè Chiềng Ve tham gia lao động sản xuất.Ảnh minh hoạ: THẾ ANH

Nhiều ý kiến thiết thực cho người lao động

BÙI THẾ ANH LDO | 19/10/2019 17:14

Mới đây, tại UBND tỉnh Sơn La, đồng chí Đinh Công Sỹ - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La - đã chủ trì Hội nghị tham gia ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Nên thống nhất 40 giờ/tuần

Ông Lường Minh Xuấn - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sơn La - nêu ý kiến, hiện nay nhiều quốc gia tiên tiến đã giảm giờ làm xuống 7 giờ/ngày, hoặc áp dụng tuần làm việc từ 36 - 40 - 44 giờ. Do đó, ông đề nghị giờ làm việc nên thống nhất 40 giờ/tuần, hoặc nhiều nhất là 44 giờ/tuần.

“Thực tế không người lao động (NLĐ) nào muốn tăng giờ, tăng ca nếu thu nhập bằng lương đủ nuôi sống họ và gia đình. Do đó, tôi đề nghị giữ nguyên như hiện nay. Và làm thêm cần trả tiền công lũy tiến 2 giờ đầu tính 150%, 2 giờ sau tính 200%, ngày nghỉ, lễ 300%” - ông Xuấn nói.

Về tuổi nghỉ hưu, ông Lường Minh Xuấn cũng đề nghị giữ nguyên như hiện tại. Nước ta đang là thời kỳ dân số vàng, số dân trong độ tuổi lao động đang thiếu việc làm vẫn còn rất lớn, tỉ lệ lao động trẻ cao nên phải cân nhắc thật kỹ. Đề xuất việc tăng tuổi hưu ở một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định, một số lĩnh vực đặc thù cần xem xét giảm tuổi nghỉ hưu như: Công nhân (CN) môi trường, hầm lò, hoá chất, khai khoáng, nông nghiệp…

Cũng tham gia vào đóng góp lần này, ông Bùi Thế Anh - Chủ tịch CĐ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La - đề nghị, thương lượng tập thể có thể tổ chức nhiều đợt, nhiều vòng, nhiều cuộc. Nhưng thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) tại doanh nghiệp (DN) nên chỉ có một thoả ước do CĐCS hoặc tổ chức đại diện NLĐ (được pháp luật công nhận) làm đại diện đứng ra thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện, được cấp có thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động phê duyệt.

“Trường hợp thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp (DN) cùng tham gia để thúc đẩy được quan hệ lao động, đảm bảo quyền lợi đối với cả người sử dụng lao động và NLĐ thì Luật cần bổ sung những quy định ràng buộc để đảm bảo quyền đề nghị thương lượng. Đề nghị bổ sung quy định về nguyên tắc đảm bảo nghĩa vụ trong thương lượng, thiện chí trong quá trình thương lượng để có nhiều DN cùng tham gia. Đề nghị bổ sung quy định về trường hợp CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền đề nghị thương lượng nếu thấy cần thiết phải thương lượng hoặc khi được tập thể NLĐ tại cơ sở yêu cầu” - ông Bùi Thế Anh nêu.

Giảm thời hạn giải quyết tranh chấp lao động

Đại diện cho Công đoàn (CĐ) Cty CP Chè Chiềng Ve Mộc Châu tham gia góp ý về nội dung giải quyết các tranh chấp lao động và đình công. Theo đó, vị đại diện này cho biết, hội đồng trọng tài lao động thực tế chưa phát huy tác dụng, thiếu tiếng nói trong giải quyết tranh chấp lao động. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của hội đồng trọng tài lao động là cần thiết. Thực tế chưa có vụ việc tranh chấp lao động nào mà các bên tranh chấp đưa ra hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

“Rõ ràng phán quyết của hội đồng trọng tài lao động hiện tại chưa đủ sức để bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành bởi tính rủi ro khá cao khi chọn con đường đưa ra hội đồng trọng tài lao động” - đại diện cho CĐ Cty CP chè Chiềng Ve Mộc Châu cho hay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn