MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn - LĐLĐ tỉnh Đồng Nai (bên phải) đang tư vấn pháp luật cho ông Pablo. Ảnh: N.V

Nhờ công đoàn, người lao động nước ngoài đòi được gần 2 tỉ đồng

HÀ ANH CHIẾN LDO | 03/01/2019 13:00

Ông Pablo Rosario Rostata, quốc tịch Philipines, làm việc tại Cty TNHH nhà thép tiền chế Zamil Việt Nam (tại KCN Amata, TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Quá trình làm việc, ông Pablo không có vi phạm nhưng Cty ra quyết định cho ông thôi việc. Ông Pablo đã tìm tới Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn - LĐLĐ tỉnh Đồng Nai nhờ hỗ trợ và được trung tâm hỗ trợ pháp lý giúp ông Pablo khởi kiện Cty và được bồi thường gần 2 tỉ đồng.

Bỗng dưng bị cho thôi việc

Ngày 27.12.2018, Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn - LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho biết: TAND tỉnh Đồng Nai đã chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn là ông Pablo Rosario Rostata (viết tắt là Pablo). Sửa một phần bản án lao động sơ thẩm số 07/2018/LĐ-ST ngày 2.7.2018 của TAND TP.Biên Hòa.

Từ đó, TAND tỉnh Đồng Nai tuyên, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là ông Pablo đối với bị đơn Cty TNHH nhà thép tiền chế Zamil Việt Nam (viết tắt là Cty Zamil) về việc “tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ”. Hủy thông báo chấm dứt HĐLĐ ngày 9.10.2009 của Cty Zamil đối với ông Pablo. Buộc Cty Zamil có trách nhiệm tiếp tục thanh toán cho ông Pablo số tiền hơn 583 triệu đồng. Theo Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn - LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, đây là số tiền mà người lao động được bồi thường thêm. Trước đây, năm 2014, TAND TP.Biên Hòa đã đưa vụ án “tranh chấp về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ)” giữa ông Pablo và Cty Zamil ra xét xử và tuyên buộc Cty phải chi trả cho ông Pablo 60.450 USD (tương đương 1.283.353.500 VND) do sa thải người lao động trái luật.

Ông Pablo làm việc tại Cty Zamil từ ngày 1.4.2005 theo HĐLĐ xác định thời hạn 36 tháng (từ 1.4.2005 - 31.3.2008), công việc là giám sát xây dựng, mức lương cơ bản 1.200 USD/tháng, phụ cấp nhà ở 300 USD/tháng. Ngày 1.4.2008, ông Pablo và Cty Zamil tiếp tục ký HĐLĐ mới có thời hạn 36 tháng tính từ ngày 1.4.2008, công việc là quản lý, điều hành dự án, mức lương 1.950 USD/tháng, phụ cấp nhà ở 488 USD/tháng. Ngoài ra, ông Pablo còn được hưởng các chế độ khác như thanh toán tiền nghỉ phép năm, tiền vé máy bay khứ hồi về Philippines 2 lần/năm.

Quá trình làm việc, ông Pablo không có vi phạm nhưng ngày 9.10.2009, Cty Zamil ra quyết định cho ông thôi việc. Nhận thấy Cty Zamil đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, ông Pablo đã tìm tới Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn - LĐLĐ tỉnh Đồng Nai nhờ hỗ trợ và được trung tâm hỗ trợ ông Pablo khởi kiện Cty yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Cty nhận ông trở lại làm việc và bồi thường thiệt hại cho ông, trả lương những ngày không làm việc.

Cty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Cty Zamil thừa nhận việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với ông Pablo là trái pháp luật. Tuy nhiên, đối với yêu cầu khởi kiện của ông Pablo, Cty Zamil chỉ chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền lương trong những ngày ông Pablo không được làm việc với thời gian là 17 tháng 21 ngày và 2 tháng tiền lương với mức lương 2.625 USD/tháng, tiền vé máy bay là 2.722 USD.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đề nghị chấp nhận những yêu cầu khởi kiện của ông Pablo gồm: Bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp trong những ngày ông Pablo không được làm việc từ ngày 10.10.2009 đến ngày 31.3.2011 là 17 tháng 21 ngày; bồi thường 2 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; thanh toán 60 ngày tiền phép năm; thanh toán tiền vé máy bay trong 3 năm theo HĐLĐ; trả trợ cấp thôi việc 6 năm làm việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương; bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước; thanh toán 9 ngày lương từ 1.10.2009 đến ngày 9.10.2009 với số tiền 862,5 USD. Mức lương làm căn cứ tính bồi thường cho ông Pablo là 2.625 USD/tháng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn