MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải chủ trì Hội thảo. Ảnh: Linh Nguyên

Phải thổi vào công nhân lao động khát khao học tập

Linh Nguyên LDO | 29/11/2022 11:22

Hà Nội - Ngày 29.11, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam tổ chức Hội thảo Công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động và tổ chức các cuộc vận động của Công đoàn” dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải. Một trong những vấn đề được trao đổi là phải “thổi” vào công nhân lao động khát khao học tập và xây dựng văn hóa của tổ chức Công đoàn.

Tham gia Hội thảo có các chuyên gia, các nhà khoa học, một số công đoàn ngành trung ương, công đoàn cấp trên trực tiếp và công đoàn cơ sở.

Đề dẫn Hội thảo, TS.Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn phát biểu: "Công đoàn Việt Nam - tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đại diện của cán bộ công chức viên chức, công nhân và những người lao động khác (gọi chung là người lao động) - vừa cần phải tập trung làm tốt vai trò tổ chức đại diện người lao động - đặc biệt là chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, vừa làm tốt các hoạt động khác theo các quy định của Đảng, Nhà nước… Trong đó tuyên truyền, vận động; tập hợp, đoàn kết lực lượng; góp phần xây dựng cơ sở xã hội, cơ sở chính trị của Đảng, Nhà nước…; phát triển đảng viên; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; các phong trào thi đua yêu nước, và nhiều cuộc tuyên truyền, vận động, các phong trào phong phú, đa dạng của Trung ương, địa phương, ngành…".

Theo PGS.TS Nguyễn An Ninh, Học viện Chính trị Quốc gia  Hồ Chí Minh, định hướng chung nên là Công đoàn cần được và phải tham gia từ thượng nguồn của các chính sách quản lý liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp, sử dụng lao động và điều chỉnh quan hệ lao động. 

Trao đổi về công tác tuyên truyền, giáo dục, PGS.TS Dương Văn Sao cho rằng phải làm thế nào để xây dựng được xã hội học tập; "thổi" vào công nhân lao động khát khao học tập.

PGS.TS Dương Văn Sao phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Minh Châu 

Một vấn đề nữa được đặt ra là quan tâm xây dựng văn hoá tổ chức Công đoàn. Theo PGS.TS Đinh Thị Vân Chi, Trường Đại học Văn hóa, cần thiết phải xây dựng văn hóa của tổ chức Công đoàn (văn hóa nội bộ của Công đoàn), bởi lẽ nó sẽ mang lại cho Công đoàn những lợi ích không thể phủ nhận, mà nếu thiếu đi thì sự hoạt động của Công đoàn khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn.

Cụ thể là tạo môi trường làm việc có văn hóa; góp phần xây dựng khối đoàn kết nội bộ; góp phần tạo động cơ làm việc; nâng cao chất lượng cuộc sống ở nơi làm việc; góp phần gắn bó nhân viên với nơi làm việc; phối hợp và kiểm soát. Cần có các bước để xây dựng văn hoá Công đoàn như đánh giá văn hóa nội bộ hiện có của Công đoàn; xác định dạng văn hóa nội bộ sẽ xây dựng…

PGS.TS Đinh Thị Vân Chi trao đổi về vấn đề xây dựng văn hoá tổ chức Công đoàn. Ảnh: Linh Nguyên 

Theo PGS.TS Đinh Thị Vân Chi, văn hóa của Công đoàn phải là một mô hình văn hóa tổ chức, mà có khả năng bảo đảm được nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng; bảo đảm được nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy được tính tự nguyện của đoàn viên; liên hệ mật thiết với quần chúng; tạo điều kiện để chăm lo bảo vệ quyền lợi của người lao động; có thể tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; có thể thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; có thể tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn