MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phấn khởi, nhiều kỳ vọng từ Chương trình Thủ tướng đối thoại với công nhân

Lục Tùng LDO | 13/06/2022 06:30

An Giang - Công nhân phấn khởi, kỳ vọng từ Chương trình Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại trực tuyến qua 63 điểm cầu cả nước.

Thỏa lòng mong đợi

“Khi nghe Thủ tướng công bố về việc nâng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7 ngay tại Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022, tôi cảm thấy mát lòng như trời hạn gặp được trận mưa rào” - anh Lê Văn Thống, công nhân Công ty Cổ phần TBS An Giang (huyện Thoại Sơn) chia sẻ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022 tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang. Ảnh: LT

Theo anh Thống, tuy chỉ tăng thêm hơn 200.000 đồng/người/tháng, nhưng nếu đặt trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, thì mức tăng này rất có ý nghĩa. Đáng trân trọng hơn là tại chương trình trực tuyến cho thấy đây là kết quả của quá trình làm việc không ngừng nghỉ và quyết liệt của Chính phủ và các thành viên Chính phủ khi bất chấp ngày nghỉ để họp bàn trước khi ra quyết định. Đó cũng là cảm xúc và niềm vui của gần 20.000 công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp tập trung trên quê hương Bác Tôn và rất nhiều công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp...   

Quang cảnh sự kiện tại điểm cầu tỉnh An Giang. Ảnh: LT

Chị Nguyễn Thị Đẹp, công nhân Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long (TP. Long Xuyên) cho biết, rất vui vì đã tìm thấy lời giải cho chính mình từ phát hiểu đầy tâm huyết của Thủ tướng. “Trước khi Chương trình khai mạc, tôi mong muốn gửi đến Thủ tướng kiến nghị về nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp. Nhưng do thời gian có hạn, không kịp có ý kiến, nhưng Thủ tướng đã mang lại cho tôi miền vui lớn khi chia sẻ, thấu hiểu và bày tỏ quyết tâm cao độ trong việc chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan thực hiện quyết liệt hơn trong thời gian tới” - chị Đẹp chia sẻ.

Kỳ vọng đẹp...

“Dù không được phát biểu chính thức tại Chương trình, nhưng tôi kỳ vọng và tin tưởng kiến nghị về bữa ăn ca của tôi sẽ được Thủ tướng nắm bắt và xử lý thỏa đáng trong thời gian tới” - chị Nguyễn Phi phụng, công nhân Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang bày tỏ.

Công nhân lao động tập trung lắng nghe, ghi chép những nội dung quan trọng tại buổi gặp gỡ, đối thoại. Ảnh: LT

Theo chị Phụng, do thời gan có hạn nên nhiều công nhân chưa có điều kiện bày tỏ kiến nghị, nhưng Thủ tướng vẫn mang lại niềm tin và kỳ vọng cho tất cả khi gợi mở về các hình thức đóng góp, bày tỏ sau khi Chương trình kết thúc thông qua các kênh: cơ quan chức năng, báo chí truyền thông... “Vì thế tôi mong muốn qua Báo Lao Động, Cơ quan của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tiếng nói của công nhân  viên chức lao động Việt Nam, được gửi kiến nghị lên Thủ tướng về bữa ăn ca” - chị Phụng cho biết thêm – “Công nhân chúng tôi làm việc theo ca nên rất cần bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm để có nhiều sức khỏe tham gia lao động sản xuất”.

Cán bộ Công đoàn tỉnh An Giang tại Chương trình Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động. Ảnh: LT

Bởi dù thời gian qua Đảng, Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam rất quan tâm đến bữa ăn ca, nhưng trên thực tế bữa ăn ca vẫn làm còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là do các quy định này còn mang tính “nội bộ”. Vì vậy, cũng như nhiều công nhân lao động trực tiếp, chị Phụng đề nghị Thủ tướng sớm xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu đẻ luật hóa quy định về bữa ăn ca. Cụ thể là ban hành văn bản quy phạm pháp luật qui định cụ thể về chất lượng bữa ăn ca. Đây sẽ là cơ sở để tổ chức Công đoàn giám sát, bảo vệ thiết thực quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho công nhân lao động.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn