MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các đơn vị trên địa bàn Hà Nội nhận Bằng khen thực hiện tốt công tác tài chính Công đoàn. Ảnh: Hải Anh

Phân phối, quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn theo quy định

Hải Anh LDO | 29/07/2020 14:57
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh đã ký ban hành Chương trình Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới. Một trong những mục đích là nâng cao hiệu quả công tác thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn  theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng LĐLĐVN.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, Chương trình đề ra chỉ tiêu phấn đấu thu tài chính Công đoàn đạt 90% trở lên so với số phải thu kinh phí và đoàn phí Công đoàn theo quy định của Nhà nước và Tổng LĐLĐVN. 

Mục đích của Chương trình là nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo bước chuyển biến tích cực của các cấp Công đoàn trong việc xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh, nhằm đảm bảo cho hoạt động của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả công tác thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn  theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng LĐLĐVN. Tài chính Công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn trách nhiệm của Công đoàn các cấp. Nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị kinh tế, sự nghiệp Công đoàn tạo nguồn thu phục vụ tổ chức từ khu vực này. 

Chương trình đặt ra nhiệm vụ: Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời kinh phí và đoàn phí Công đoàn; Quản lý các nội dung chi chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; Phát huy hiệu quả tài chính Công đoàn tích luỹ; Thực hiện công khai tài chính Công đoàn Trong đó, các cấp Công đoàn phải thực hiện công khai tài chính theo Hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, gồm công khai dự toán, quyết toán, kết quả khoán chi hành chính, phân phối, sử dụng kinh phí tiết kiệm, dự án xây dựng cơ bản, Quỹ xã hội. Từng cấp, từng đơn vị trong toàn hệ thống Công đoàn tổ chức tốt việc tiếp nhận ý kiến góp ý của công nhân viên chức lao động, xử lý kịp thời khiếu nại của công nhân viên chức lao động thuộc trách nhiệm của đơn vị, nhất là khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến việc sử dụng lãng phí tài chính, tài sản Công đoàn.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Chương trình nêu rõ các giải pháp, trong đó có tổ chức tuyên truyền, phổ biến, học tập, nghiên cứu, quán triệt thực hiện chương trình; Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện Nghị quyết tài chính Công đoàn và một số quy định của Tổng LĐLĐVN về thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản Công đoàn, sử dụng các cơ sở nhà đất của tổ chức Công đoàn; Tập trung, nâng cao hiệu quả công tác thu, chi tài chính Công đoàn; Mở rộng các loại hình dịch vụ có thu của tổ chức Công đoàn; Tăng cường quản lý, quản trị các đơn vị kinh tế, sự nghiệp, các thiết chế văn hoá của Công đoàn, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại các đơn vị kinh tế Công đoàn; Đào tạo, quản lý, sử dụng lao động, bố trí, sử dụng cán bộ công chức; Tằng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát tài chính tại các đơn vị.

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn chỉ đạo các cấp Công đoàn nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Chương trình. 

Công đoàn cấp trên cơ sở; các đơn vị kinh tế, sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ Công đoàn cơ sở trong thực hiện các nội dung Chương trình. 

Công đoàn cơ sở kịp thời thông tin, báo cáo kết quả, những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ trong quá trình thực hiện Chương trình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn