MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công nhân dệt may đối diện với nguy cơ bị thay thế bởi máy móc thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh: L.T

Quan hệ lao động sẽ thay đổi như thế nào khi xuất hiện robot?

PV LDO | 19/08/2018 09:39
Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0, quan hệ lao động sẽ phần nào thay đổi khi người lao động sẽ bị thay thế bằng người máy, robot. 

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang chuẩn bị các bước để sửa đổi Bộ luật Lao động hiện hành theo chỉ đạo của Chính phủ, dự kiến trình Quốc hội xem xét vào năm tới.

Trong quá trình tiến hành các bước sửa đổi Bộ luật Lao động, ông Đặng Nguyên Anh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam- cho rằng: "Ban soạn thảo và tổ biên tập dự án Bộ Luật Lao động sửa đổi cần có một “tầm nhìn” dài hạn và gắn kết trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Nếu không tính tới yếu tố cách mạng 4.0, chúng ta sẽ bị tụt hậu trong vấn đề xây dựng pháp luật lao động".

Ông Đặng Nguyên Anh phân tích thêm, câu chuyện người máy, robot thay thế người lao động đã diễn ra ở nhiều nước phát triển trên thế giới và sẽ diễn ra ở Việt Nam trong thời gian tới đây.

"Chẳng hạn trong lĩnh vực dệt may, doanh nghiệp có thể áp dụng thành quả của sự tự động hóa, trí tuệ nhân tạo trong sản xuất, kinh doanh; dùng robot thay cho công nhân trong sản xuất các công đoạn có tính chất lặp đi lặp lại. Do đó, quan hệ lao động, hợp đồng lao động, tiền lương, tranh chấp lao động giữa chủ sử dụng lao động và người lao động theo đó sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ", ông Đặng Nguyên Anh nói.

Nhấn mạnh tranh chấp lao động ngày càng phức tạp, ông Ngọ Duy Hiểu - Trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)-cho rằng, nếu vẫn duy trì một cơ quan giải quyết tranh chấp đặc sệt hành chính, kiêm nhiệm thì cuối cùng người lao động vẫn buộc phải chọn con đường đình công, ngừng việc tập thể khi xảy ra tranh chấp lao động.

“Vấn đề tranh chấp lao động ngày càng phức tạp và khó áp dụng các quy định về lộ trình hiện có. Do đó thời gian tới, nên xây dựng một cơ quan có tính chuyên trách để xử lý vấn đề tranh chấp lao động", ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn