MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công an tỉnh thực hiện chức năng thanh tra thu hồi nợ đối với các đơn vị nợ kéo dài. Ảnh: BHXH tỉnh Quảng Nam cung cấp.

Quảng Nam: Đề nghị Công an phối hợp làm việc các đơn vị nợ bảo hiểm

Tường Minh LDO | 12/12/2022 15:28

Quảng Nam - Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam đề nghị Công an tỉnh phối hợp làm việc với các đơn vị nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tư nguyện...

Các đơn vị nợ hơn 269 tỉ đồng bảo hiểm các loại

Tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam ngày 12.12 cho biết: Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gởi Công an tỉnh Quảng Nam đề nghị Công an tỉnh phối hợp làm việc với các đơn vị nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tự nguyện (kèm danh sách).

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công an tỉnh thực hiện chức năng thanh tra thu hồi nợ đối với các đơn vị nợ kéo dài. Ảnh: BHXH tỉnh Quảng Nam cung cấp

Trước đó, trong báo cáo gởi UBND tỉnh Quảng Nam để xin ý kiến chỉ đạo, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam cho biết: Hiện vẫn còn có cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng các loại bảo hiểm; để nợ đọng kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động.

Cụ thể, tổng số tiền nợ các loại bảo hiểm của toàn tỉnh tính đến 30.11.2022 là: 269,486 tỉ đồng. Trong đó, nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tự nguyện của khối doanh nghiệp hơn 220,431 tỉ đồng. 

Nợ của các đơn vị Hành chính - sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, cán bộ xã, phường, thị trấn… hơn 8,552 tỉ đồng. Nợ tiền Bảo hiểm y tế của các đối tượng do Ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng hơn 40,503 tỉ đồng;

Nợ kéo dài từ 3 tháng trở lên với số tiền nợ hơn 129,776 tỉ đồng (1.199 đơn vị), trong đó, nợ khó thu (các đơn vị giải thể, phá sản, mất tích, ngừng hoạt động…) với số tiền nợ hơn 38,564 tỉ đồng.

Tổng số nợ của các đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động có số tiền nợ từ 100 triệu đồng, hoặc số tháng nợ từ 12 tháng là 133,771 tỉ đồng.

Chưa có biện pháp giải quyết cụ thể

Cũng theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam, trong 11 tháng đầu năm 2022, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, không có việc làm nên không có khả năng đóng các loại bảo hiểm, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.

Nợ bảo hiểm xã hội đang gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khiến các cơ quan quản lý phải tìm giải pháp tháo gỡ. Ảnh: D.L

Một số doanh nghiệp đã khấu trừ tiền lương tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định, nhưng vẫn không đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Một số trường hợp chủ sử dụng lao động cố tình không đóng các loại bảo hiểm hoặc hoặc đóng không đúng thời hạn quy định, cố tình nợ để tạo nguồn vốn phục vụ mục đích khác của đơn vị.

Công tác phối hợp giữa các ngành có liên quan trong việc xử lý các đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm các loại chưa được thực hiện thống nhất, thường xuyên, kịp thời. Chưa có biện pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm các trường hợp nợ đọng tiền bảo hiểm các loại kéo dài...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn