MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Sẽ thí điểm xếp loại đoàn viên công đoàn khu vực nhà nước

QUẾ CHI LDO | 19/07/2019 14:22

Sáng 18.7, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN lần thứ 6 (khóa XII) diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Đại diện Ban Tổ chức Trung ương tham dự. Hội nghị thảo luận 14 nội dung, trong đó có nhiều nội dung để chuẩn bị cho kỳ họp Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN sắp tới.

Ngừng việc tập thể có xu hướng giảm

Báo cáo tại hội nghị, đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN - cho biết, 6 tháng đầu năm, số doanh nghiệp (DN) ngừng hoạt động, giải thể ở mức cao. Trình trạng trốn đóng BHXH, BHYT tăng đột biến, diễn ra ở nhiều địa phương. Tổng số nợ BHXH, BHYT tính đến hết tháng 5 là 17.500 tỉ đồng, tăng hơn 3.000 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 58.809 đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền nợ là 4.536 tỉ đồng. Ngoài ra, quy trình khi xử lý các DN có chủ phá sản, bỏ trốn còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến quyền lợi, tâm lý của người lao động (NLĐ).

Bên cạnh đó, tình hình ngừng việc tập thể có xu hướng giảm. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 67 cuộc ngừng việc tập thể trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố (giảm gần 1 nửa so với cùng kỳ năm 2018). Các cuộc ngừng việc tập trung nhiều ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài (57 cuộc, chiếm 85% tổng số cuộc). Theo đánh giá của Tổng LĐLĐVN, ngừng việc tập thể giảm một phần do CĐCS đã chủ động hơn trong công tác tuyên truyền, vận động cũng như đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng tại DN. Tổng LĐLĐVN và CĐ các tỉnh, ngành, CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở thường xuyên quan tâm nắm bắt tình hình, tập huấn, trao đổi thông tin tháo gỡ ngay từ đầu những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Cũng theo đồng chí Trần Thanh Hải, đã xuất hiện tình trạng chủ DN gây khó khăn, cản trở CĐ ở một số DN…

Góp ý về nội dung này, đồng chí Vũ Minh Đức - Chủ tịch CĐ Giáo dục - đề nghị cần nghiên cứu có chế độ phụ cấp cho cán bộ CĐ kiêm nhiệm để họ yên tâm làm việc. Đồng chí Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương - bày tỏ, DN nợ BHXH thì NLĐ bị thiệt đơn, thiệt kép. Vì vậy, đề nghị Tổng LĐLĐVN cần nêu lên các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.

Đóng góp ý kiến, đồng chí Đặng Thuần Phong - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội - đề nghị, trong tình hình mới, Đoàn Chủ tịch cần nghiên cứu cân nhắc chọn, bàn sâu về những vấn đề bức xúc nhất, báo cáo Bộ Chính trị để chỉ đạo các Ban Đảng cùng tham gia. Các ủy viên Đoàn Chủ tịch còn góp ý cần điều chỉnh một số chỉ tiêu giao chưa rõ hoặc không phù hợp với địa phương...

Thí điểm xếp loại đoàn viên công đoàn khu vực nhà nước

Hội nghị còn thảo luận về dự thảo Hướng dẫn xây dựng CĐCS vững mạnh và đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động CĐCS; dự thảo Hướng dẫn tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở; dự thảo Hướng dẫn thí điểm đánh giá, xếp loại đoàn viên CĐ khu vực nhà nước; chương trình “Xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐCS khu vực ngoài nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ”.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên - Chủ tịch CĐ Khu kinh tế Tây Ninh - cho rằng, cần có chính sách bảo vệ CĐCS trong DN. “Hiện nay, Bộ luật Lao động dù đã có quy định về vấn đề này nhưng chưa đi vào thực tiễn. Thực tế, có những trường hợp DN tìm mọi cách để cán bộ CĐ phải tự nguyện viết đơn nghỉ việc… Tôi đề nghị cần có chế độ chính sách cho phù hợp đối với chủ tịch CĐCS trong DN, nhất là phải đảm bảo về cuộc sống của họ, để họ toàn tâm toàn ý bảo vệ cho NLĐ…” - đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên nêu ý kiến.

Đồng chí Bùi Văn Cường đồng ý chủ trương đánh giá, xếp loại chất lượng CĐCS, CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở; đánh giá, xếp loại đoàn viên CĐ khu vực nhà nước và Chương trình xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐCS khu vực ngoài nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Đồng chí Bùi Văn Cường giao các ban chuẩn bị các chuyên đề về thách thức, giải pháp của CĐ Việt Nam khi có tổ chức đại diện NLĐ ra đời. Đồng chí Bùi Văn Cường cũng cho rằng, cần phải chủ động đề xuất các biện pháp xử lý nếu có các hành vi vi phạm phân biệt đối xử, chống CĐ.

Các đại biểu còn thảo luận về một số nội dung khác, trong đó có Tờ trình Chương trình “CĐ Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”; Tờ trình Chương trình của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN về “Nâng cao phúc lợi và lợi ích cho đoàn viên và NLĐ” giai đoạn 2018 - 2023; công tác nhân sự; tài chính CĐ…

Đồng chí Bùi Văn Cường giao Thường trực Đoàn Chủ tịch tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện các văn bản; những vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch sẽ ban hành; những vấn đề nào không thuộc thẩm quyền sẽ trình Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN trong kỳ họp sắp tới. 

Đây là lần đầu tiên, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN chuyển sang hoạt động trên công nghệ thông tin: Các đại biểu không nhận tài liệu bằng giấy mà nhận tài liệu qua máy tính bảng để tiến hành thảo luận. Theo đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN, Tổng LĐLĐVN đang nỗ lực để đổi mới trong công tác điều hành, hoạt động của mình theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả công việc và tiết kiệm

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn