MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tăng cường truyền thông cơ sở bằng việc làm thiết thực

Lục Tùng LDO | 06/11/2020 13:57

Tăng cường truyền thông cơ sở là nội dung chiếm vị trí quan trọng trong hành trình đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công tác Tuyên giáo Công đoàn trong tình hình mới.

Ngày 6.11, trình bày về chuyên đề “Công tác Tuyên giáo Công đoàn” qua hình thức tập huấn trực tuyến cho hơn 2.300 cán bộ Công đoàn tỉnh Kiên Giang tại 16 điểm cầu, ông Vũ Mạnh Tiêm – Phó Ban Tuyên giáo, Tổng LĐLĐ VN - nhấn mạnh: “Tăng cường truyền thông cơ sở là nội dung chiếm vị trí quan trọng trong hành trình đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công tác Tuyên giáo Công đoàn trong tình hình mới.

Quang cảnh buổi tập huấn trực tuyến nghiệp vụ Công đoàn do LĐLĐ tỉnh Kiên Giang tổ chức. Ảnh: Lục Tùng

Theo ông Tiêm, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi và thách thức của xã hội đầy biến động, tác động lên nhiều lĩnh vực đời sống. Nhất là sự bùng nổ của mạng xã hội... đã gây ra sự nhiễu loạn thông tin. Trong khi đó, dù có những bước tiến vượt bậc về trình độ nhận thức, kiến thức.., nhưng vẫn còn một bộ phận đoàn viên, CNLĐ tính giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị, sự hiểu biết và nhận thức về pháp luật còn hạn chế.

Ông Vũ Mạnh Tiêm. Ảnh: Lục Tùng

Do vậy công tác Tuyên giáo Công đoàn nói chung, công tác truyền thông về Công nhân, Công đoàn cần hướng tới mục tiêu mới nhằm chia sẻ, liên kết thông tin... Nói cách khác là đòi hỏi công tác Tuyên giáo Công đoàn phải thiết lập cho mình hình trình đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thích ứng với tình hình mới. Vì vậy, theo ông Tiêm, bên cạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng các biện pháp mang tính “truyền thống” như: tổ chức tập huấn, tuyên truyền trực tiếp và lồng ghép, hay liên kết báo chí đưa tin, phản ánh... dưới nhiều hình thức loại hình như: báo hình, báo viết, báo nói và báo điện tử, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến loại hình tuyên truyền “mới”: mạng xã hội.

Bài giảng về công tác truyền thông được minh họa trực tiếp lên màn hình Ảnh: Lục Tùng

Theo thống kê chuyên ngành, hiện có đến 85% CNLĐ sử dụng điện thoại và phần lớn có thể truy cập Internet và trên thực tế CNLĐ cũng tự tập hợp nhau thành nhóm trên mạnh xã hội, như Facebook, Zalo... theo địa phương, khu công nghiệp đang làm việc. Trên cơ sở này, từ tháng 8.2016, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ VN đã thiết lập tài khoản Facebook, đến nay có hơn 500.000 người theo dõi.

Và chính sự tương tác gần gũi với CNLĐ của kênh thông tin này đã nhanh chóng phát huy hiệu quả. Không chỉ cung cấp chủ trương mới của Tổng LĐLĐ VN đến tận tay CNLĐ một cách sớm nhất, đây còn kênh nắm bắt, định hướng thông tin dư luận trong CNLĐ rất hiệu quả...

Từ kết quả tích cực này, nhiều Công đoàn địa phương đã lập page với những con số rất ấn tượng: 106 trang page Công đoàn cấp tỉnh, trên 800 page Công đoàn cấp trên cơ sở và 14.000 trang page Công đoàn cơ sở để cung cấp thông tin, giải đáp, tư vấn pháp luật... cho đoàn viên, CNLĐ.

Các đại biểu dự tập huấn chăm chú lắng nghe. Ảnh: Lục Tùng

Tuy nhiên, theo ông Tiêm, tới đây cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác hướng truyền thông về cơ sở đáp ứng tình hình mới. Trước đây, chúng ta chủ yếu chỉ trông chờ và tạo điều kiện cho báo chí tìm đến phản ánh các phong trào CNLĐ và định hướng dư luận... Điều này có lợi thế là thông tin mang tính chuyên nghiệp cao, nhưng trước bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, thì cách làm này sẽ dễ bị “trễ nhịp” vì đội ngũ làm báo chuyên nghiệp có hạn. Vì vậy, tới đây các cấp Công đoàn cần quan tâm bồi dưỡng cho cán bộ Công đoàn ở cơ sở có kỹ năng xử lý truyền thông. Đây là cơ sở để họ chủ động phản ánh những nhân tố tích cực và ngược lại gởi về cấp trên hoặc cộng tác cho các đơn vị báo chí...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn