MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CNLĐ trong ngành GTVT luôn đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, môi trường độc hại. Ảnh: V.L

Tăng tuổi nghỉ hưu là một trong những giải pháp bảo đảm cân đối Quỹ Hưu trí và tử tuất

Việt Lâm (ghi) LDO | 03/05/2018 15:48

Vừa qua, Bộ LĐTBXH đưa ra hai phương án là tăng tuổi nghỉ hưu với nữ lên 60 và với nam là 62, hoặc 65 tuổi. Là chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ lao động, ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐVN có những nhận định về vấn đề này.

Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đã từng được đặt ra nhiều lần trong quá trình soạn thảo Luật Bình đẳng giới năm 2007, Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này (dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 5 năm 2019) tiếp tục đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu với 5 lý do chính sau đây:

Ông Lê Đình Quảng, Phó Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐVN.

- Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam hiện đã tăng nhiều so với giai đoạn trước đây (trung bình 73,4 năm, trong đó nam 70,8 năm, nữ là 76,1 năm); trong khi tuổi hưu trung bình của nam là 54,2 tuổi và nữ là 52,6 tuổi, nghĩa là thời gian người lao động sau khi nghỉ hưu vẫn có thể tiếp tục làm việc còn rất dài. Sẽ lãng phí nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội nếu không tận dụng được nguồn nhân lực có kinh nghiệm, có trình độ. Ngoài ra, thực tiễn thị trường lao động cho thấy nhiều người đã nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia lao động, làm việc thêm và họ vẫn có đủ sức khỏe tham gia lao động tiếp.

- Dân số nước ta đang chuyển từ thời kỳ dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số, trong tương lai lực lượng lao động trẻ sẽ thiếu hụt. Thời kỳ dân số già của Việt Nam quá ngắn (khoảng 15 năm), đòi hỏi phải có sự điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng. Việc nâng tuổi nghỉ hưu là chuẩn bị cho tương lai sau này của lực lượng lao động, góp phần tận dụng được nguồn nhân lực cao tuổi nhưng có trình độ, kinh nghiệm trong bối cảnh sức khỏe người lao động ngày càng được cải thiện.

- Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã và đang điều chỉnh tăng tuổi hưu để ứng phó với xu hướng già hóa dân số và thiếu hụt lao động, có nước lên tới 67 tuổi.

- Bảo đảm bình đẳng giới về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, phù hợp với  công ước CEDAW về không phân biệt đối xử.

- Là một giải pháp nhằm bảo đảm cân đối Quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn. Nếu tiếp tục giữ nguyên các quy định đóng hưởng bảo hiểm xã hội như hiện nay thì quỹ hưu trí, tử tuất sẽ mất cân đối trong dài hạn. Nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế và Ngân hàng thế giới đều kết luận rằng sau năm 2023 thì Quỹ hưu trí - tử tuất của Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái thu thấp hơn chi, phải dùng kết dư để chi trả, đến năm 2034 phần kết dư sẽ hết và phải dùng ngân sách Nhà nước để bù đắp.

Do vậy phải tăng tuổi nghỉ hưu, thực chất là kéo dài thời gian đóng BHXH, rút ngắn thời gian hưởng để đảm cân đối Quỹ hưu trí - tử tuất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn