MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Kỹ năng của người lao động là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động. Ảnh: Hải Anh

Thị trường lao động Việt Nam: Cần vai trò của chính người trong cuộc

Linh Nguyên LDO | 16/09/2020 09:11
Một thị trường lao động (TTLĐ) mà mọi người đều có cơ hội tiếp cận là một trong những yếu tố thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững của Tổng TLĐVN. Bà Valentina Barcucci - chuyên gia kinh tế lao động, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam - khẳng định như vậy.

Thiết chế TTLĐ được điều chỉnh

Bà Valentina Barcucci phân tích, Việt Nam sẽ cần một mô hình tăng trưởng mới để thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp và để đạt được hiện đại hóa, công nghiệp hóa cũng như tăng trưởng bền vững. Điều này đòi hỏi một hình thức TTLĐ mới.

Một TTLĐ với những sinh viên tốt nghiệp từ một hệ thống phát triển kỹ năng chất lượng cao, trong đó bao gồm cả hệ thống giáo dục và đào tạo nghề được người sử dụng lao động (NSDLĐ) tin tưởng (và đầu tư thời gian và nguồn lực), các chương trình học tập suốt đời; và mọi người, dù xuất thân từ gia đình với mức thu nhập nào đi chăng nữa, đều có thể tiếp cận với hệ thống giáo dục và đào tạo nghề và giáo dục đại học. Đó là một TTLĐ mà mọi người đều có cơ hội tiếp cận; một TTLĐ với cơ chế bảo trợ xã hội toàn dân và có những thiết chế TTLĐ được điều chỉnh theo những thay đổi của bản thân TTLĐ đó.

Bà Valentina Barcucci nhấn mạnh, chất lượng của nền giáo dục cơ bản của Việt Nam ở mức cao và giáo dục cơ bản là điều mà Việt Nam cần để duy trì ngành Công nghiệp chế tạo với giá trị gia tăng thấp. Tuy nhiên, giờ đây, NSDLĐ đòi hỏi những nhân tài với kỹ năng cao hơn, nhưng hệ thống giáo dục, đào tạo nghề và hệ thống đại học của Việt Nam thì chưa đáp ứng được yêu cầu của NSDLĐ.

Từ góc độ năng suất lao động, chuyên gia kinh tế của ILO đánh giá, năng suất của Việt Nam đã tăng lên trong 2 thập kỷ qua nhờ sự chuyển dịch từ nông trại sang nhà máy. Gần một phần ba lực lượng lao động đã chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, có lẽ Việt Nam đã gần chạm đến điểm cận biên để sự chuyển dịch này có thể tiếp tục góp phần tăng năng suất. Giờ đây, vấn đề quan trọng là phải tìm kiếm các giải pháp mới để tăng năng suất.

Quy mô của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng là một rào cản đối với tăng năng suất. Trong nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ, chẳng hạn như ngành sản xuất, chỉ có một số DN lớn, hiệu năng cao, còn lại đa phần là các DN khá nhỏ. Việt Nam có hàng triệu hộ DN và số liệu thống kê được Việt Nam có 400.000 DN siêu nhỏ. Theo Tổng cục Thống kê, số lượng các DN lớn thì ít hơn nhiều, chỉ có 7.000 doanh nghiệp.

Có nhiều yếu tố giúp cải thiện năng suất lao động và trong đó một số yếu tố có liên quan tới quy mô của DN. Chẳng hạn, việc tích lũy thiết bị, cải thiện tổ chức sản xuất cũng như cơ sở vật chất và việc tạo ra công nghệ mới, tất cả đều là những yếu tố giúp tăng năng suất. Những DN có quy mô lớn với điều kiện kinh tế tốt hơn sẽ dễ áp dụng những yếu tố đó hơn. Kỹ năng của NLĐ cũng đóng vai trò quan trọng và DN nhỏ khó có khả năng đầu tư cho phát triển kỹ năng hơn là những DN lớn. Cuối cùng, sức khỏe và an toàn của NLĐ, điều kiện làm việc tốt, cho phép NLĐ có tiếng nói và có cơ hội được đào tạo là những yếu tố quan trọng để cải thiện năng suất.

Đại diện của NSDLĐ và NLĐ đóng vai trò quan trọng

Cũng theo bà Valentina Barcucci, đại diện của NSDLĐ và NLĐ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tầm nhìn của tương lai việc làm và hiện thực hóa tầm nhìn đó.

Bà nêu một ví dụ thực tế về vai trò của phát triển kỹ năng trong công cuộc phát triển bền vững của Việt Nam, cũng như trong việc đạt được năng suất cao hơn. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để cải cách hệ thống giáo dục nghề nghiệp và công tác quản trị hệ thống này. Trong khi Chính phủ có trách nhiệm tổng quan để có được một dân số và lực lượng lao động được giáo dục tốt vì lợi ích của nền kinh tế, xã hội của đất nước, thì các tổ chức của NSDLĐ và NLĐ cũng có những vai trò đặc thù trong trách nhiệm này.

NSDLĐ là người kết nối với nhu cầu về kỹ năng của TTLĐ. Vị trí cần tuyển dụng của họ thể hiện điều gì đang diễn ra trên TTLĐ về nhu cầu kỹ năng. Mặt khác, đại diện của NLĐ sẽ đóng vai trò đảm bảo việc phát triển kỹ năng không chỉ chuẩn bị cho NLĐ sẵn sàng đảm nhận một công việc cụ thể trong một DN nhất định mà để chuẩn bị cho thế giới việc làm nói chung và để tiếp cận với việc làm thỏa đáng. Mỗi chủ thể trong ba chủ thể này có lợi ích cũng như trách nhiệm thực hiện vai trò của mình trong việc phát triển kỹ năng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn