MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người lao động được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp như cho công nhân có tay nghề, trợ cấp sinh hoạt, nuôi con nhỏ... Ảnh: Nguyên Anh

Thỏa ước lao động tập thể tập trung vào những cam kết thiết thực

NGUYÊN ANH LDO | 24/07/2024 08:45

Công tác thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) trong các doanh nghiệp ở Kiên Giang có nhiều chuyển biến tích cực, tập trung vào những cam kết thiết thực có lợi cho NLĐ...

Nhiều cam kết thiết thực

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kiên Giang Trương Thanh Thúy cho biết, công tác thương lượng, ký kết TƯLĐTT trong các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, tập trung vào những cam kết thiết thực có lợi cho NLĐ như hỗ trợ về nhà ở; thưởng năng suất lao động; chế độ tham quan, nghỉ dưỡng; hỗ trợ tiền tàu xe cho NLĐ về quê nhân dịp Tết và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động văn hóa - thể thao cuối tuần...

Trong thời gian qua, các CĐCS đã ký mới 5/10 TƯLĐTT ở các doanh nghiệp, có 6/10 doanh nghiệp thương lượng, điều chỉnh bữa ăn ca bằng, cao hơn 15.000 đồng...

Công ty TNHH Hwaseung Rạch Giá là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, có trên 7.000 đoàn viên, lao động, trong đó hơn 5.200 lao động nữ.

Bà Tôn Nữ Mỹ Hạnh - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Hwaseung Rạch Giá - cho biết, BCH CĐCS công ty chủ động thỏa thuận thương lượng, ký kết thỏa ước với nhiều điều khoản có lợi hơn cho NLĐ. Ngoài lương, tùy vào vị trí công việc, chức danh, NLĐ được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp như bồi dưỡng cho công nhân có tay nghề, phụ cấp môi trường, phụ cấp thâm niên, trợ cấp sinh hoạt, nuôi con nhỏ...

“Dịp Tết 2024 vừa qua, CĐCS và NSDLĐ đã tặng quà cho đoàn viên, NLĐ công ty, hỗ trợ người xa quê (khoảng cách từ 800km trở lên) vé xe, tàu về quê nghỉ Tết. Ngoài ra, CĐCS tổ chức thăm khu nhà trọ và tặng quà cho đoàn viên, NLĐ không về quê ăn Tết tại khu vực huyện Châu Thành và TP Rạch Giá”, bà Hạnh thông tin.

Chú trọng giải pháp nâng cao số lượng, chất lượng thỏa ước

Theo LĐLĐ tỉnh Kiên Giang, vẫn còn hạn chế trong công tác đại diện thương lượng, ký kết TƯLĐTT, tham gia kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến đoàn viên, CNVCLĐ có mặt còn hạn chế. Cán bộ CĐCS trong các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động công đoàn; phụ thuộc vào NSDLĐ nên chưa mạnh dạn tham gia ý kiến để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVCLĐ.

Bà Trương Thanh Thúy cho rằng, để làm tốt hơn nữa các mặt công tác, thời gian tới sẽ tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến NLĐ và hoạt động Công đoàn, nhất là pháp luật lao động, Luật Công đoàn.

“Các cấp công đoàn sẽ đẩy mạnh triển khai Chương trình hành động của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa XI về “Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ trọng tâm là đối thoại, thương lượng tập thể trong các đơn vị, doanh nghiệp” giai đoạn 2023 - 2028.

Giai đoạn 2019-2023 tỉnh Kiên Giang có hơn 200 CĐCS ký kết TƯLĐTT. Tỉ lệ CĐCS doanh nghiệp có thỏa ước tăng gần 10% so đầu nhiệm kỳ 2018-2023. Các bản thỏa ước ký kết đều có điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với quy định pháp luật.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn