MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công nhân Nguyễn Hoàng Sơn trong căn phòng trọ nhỏ, tối giản. Ảnh: Bảo Hân

Thuê trọ tối giản dành tiền chăm lo gia đình

Bảo Hân LDO | 22/03/2024 10:00

Nhiều công nhân lao động, nhất là những người còn độc thân chỉ coi nhà trọ như một nơi để ngủ, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc vất vả trong nhà máy, công xưởng. Vì vậy, phòng trọ của họ rất tạm bợ, không có tài sản gì đáng giá.

Phòng trọ rẻ tiền

Chiều tối 19.3, anh Nguyễn Hoàng Sơn (công nhân Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) nằm “lướt” điện thoại trong căn phòng trọ chỉ khoảng 8m2.

Phòng trọ được thuê với giá 1 triệu đồng/tháng của nam công nhân này không có gì đáng giá. Vật dụng duy nhất là chiếc giường, chiếm phần lớn diện tích phòng trọ. Chăn màn vẫn để nguyên, không được gấp gọn gàng. Phòng trọ không có tivi, không tủ lạnh, không bếp. Không có tủ, quần áo của nam thanh niên 19 tuổi treo lộn xộn trên mắc hoặc để ở góc nhà.

“Tôi mới đi làm công nhân được 2 tháng, lại ở một mình nên không có điều kiện và cũng không muốn sắm sửa đồ đạc nhiều” - anh Sơn giải thích.

Làm công nhân một công ty dược trong Khu công nghiệp Phú Nghĩa, anh Sơn gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Sau những giờ làm việc trong nhà máy, anh thường dành thời gian còn lại để… ngủ trong phòng trọ, lấy lại sức khỏe.

Nam công nhân này làm việc tất cả các ngày trong tuần. Những ngày thường, hết giờ làm việc hành chính, anh tăng ca 4 giờ; thứ 7 làm giờ hành chính; Chủ nhật anh làm từ 6 giờ sáng đến 14 giờ chiều.

“Hằng ngày, sau khi đi làm về tôi chỉ ăn uống, tắm rửa rồi lên giường ngủ nên tôi chỉ tốn vài chục nghìn tiền điện nước mỗi tháng” - anh Sơn kể.
Buổi sáng, anh Sơn ăn sáng với số tiền khoảng 20.000 đồng. Buổi trưa, anh ăn tại công ty; buổi tối tùy lịch làm. Trung bình mỗi ngày anh tiêu khoảng 50.000 đồng tiền ăn.

Nếu tăng ca nhiều, tổng thu nhập của anh Sơn được 10 triệu đồng/tháng; nếu tăng ca ít hơn, con số này khoảng 8 triệu đồng/tháng. Nhờ chi tiêu tằn tiện nên mỗi tháng anh để ra được một nửa thu nhập.

“Tôi coi quãng thời gian này chỉ là để kiếm tiền chuẩn bị cho dự định của mình. Tôi sẽ vừa làm, vừa học để kiếm công việc tốt hơn chứ không thể làm công nhân mãi được” - nam công nhân nói.

Cuộc sống “cơm hàng, cháo chợ”

Anh Nguyễn Văn Toàn (nhân vật đã đổi tên, công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, phòng trọ gần như chỉ là nơi để anh ngủ sau những giờ làm việc tại công ty.

Vợ con ở quê Thanh Hóa, một mình anh Toàn thuê trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội). Phòng trọ nơi anh thuê ở xây dựng đã lâu năm nên đã xuống cấp. Trong phòng chỉ có giường, bếp, nồi nấu ăn, quạt điện...

“Tôi coi đi làm công nhân là đi làm kinh tế, kiếm tiền để gửi về quê cho gia đình” - nam công nhân tâm sự.

Anh Toàn bảo, anh không có điều kiện để mua sắm nhiều đồ đạc. Hơn nữa, nếu mua sẽ dễ bị mất cắp do lo điều kiện an ninh tại khu trọ không đảm bảo.

Theo khảo sát của phóng viên tại xã Kim Chung, những công nhân sống một mình, đặc biệt là nam thường có cuộc sống khá tạm bợ trong các phòng trọ.

Điểm chung tại các phòng trọ này là khá tuyềnh toàng. Những công nhân này thường không nấu ăn mà “cơm hàng, cháo chợ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn