MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người lao động đang mong chờ được thưởng Tết từ doanh nghiệp. Ảnh: Hải Anh

Thưởng Tết Tân Sửu 2021 khó khăn hơn năm 2020

Kiều Vũ LDO | 15/01/2021 06:00
Theo nắm bắt sơ bộ của nhiều cấp công đoàn, mức thưởng Tết năm 2021 sẽ khó khăn hơn so với các năm trước đây, thậm chí khả năng để có tiền thưởng cao hơn năm ngoái là rất khó.

Đảm bảo được việc làm vẫn duy trì tiền thưởng Tết

Vừa qua, theo nắm bắt sơ bộ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), thu nhập của người lao động năm nay bình quân đạt 6,7 triệu đồng một người/tháng, giảm 8,6% so với năm ngoái. Có khoảng 31,8 triệu người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và 70% người lao động bị giảm thu nhập; trong đó khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 68,9% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 66,4% lao động bị ảnh hưởng; tỉ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27,0%.

Hầu hết các doanh nghiệp đảm bảo được việc làm thì vẫn duy trì tiền thưởng Tết theo mức trung bình, dù không tăng nhưng sẽ cố gắng ít nhất là một tháng tiền lương theo hợp đồng lao động hoặc tiền lương cơ bản. Một số doanh nghiệp khó khăn thực sự do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19 khiến người lao động phải nghỉ việc hoặc việc làm không đầy đủ, tiền lương sụt giảm, như ngành dịch vụ, khách sạn, du lịch, vận tải… nhưng vẫn cố gắng đảm bảo tiền lương và tìm mọi cách có một khoản nhất định để động viên người lao động.

Công đoàn tổ chức đối thoại kịp thời

Tính đến hết tháng 12.2020, cả nước có 126 cuộc ngừng việc tập thể, nhiều hơn 7 cuộc so với năm 2019. Nguyên nhân là do người lao động chưa đồng tình với cơ chế trả lương của doanh nghiệp, đặc biệt là vào dịp Tết, nhiều doanh nghiệp chậm trả lương, chậm trả thưởng hoặc chi trả lương, chi trả thưởng chưa hợp lý; chất lượng bữa ăn ca của người lao động chưa đảm bảo… Mặt khác, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, một số doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất, xuất hiện tình trạng người lao động ngừng việc phản ứng chính sách của doanh nghiệp. Ngay khi các cuộc ngừng việc tập thể xảy ra, Công đoàn đã phối hợp với các cơ quan chức năng và người sử dụng lao động giải quyết, công nhân lao động trở lại làm việc bình thường.

Từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, là thời điểm mà các doanh nghiệp chi trả tiền lương, thưởng Tết và các khoản phúc lợi cho người lao động nên rất dễ phát sinh những mâu thuẫn, dẫn đến tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể. Do đó, các cấp Công đoàn sẽ tập trung để nắm chắc tình hình tư tưởng, tình cảm, kiến nghị, đề xuất của công nhân lao động. Khi có vướng mắc phát sinh, Công đoàn cần khẩn trương tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động nhằm kịp thời giải quyết những bức xúc của người lao động, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể xảy ra.

Năm 2020, Tổng LĐLĐVN đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn theo dõi, nắm bắt tình hình quan hệ lao động, việc ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể, chất lượng bữa ăn ca của người lao động, tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công… tại các địa phương, đơn vị.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn