MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cùng các đại biểu tham gia Hội thảo “Đổi mới dạy và học ngành Luật trước tác động của ChatGPT” do Trường Đại học Công đoàn tổ chức. Ảnh: Hồng Nhung

Tiếp cận ảnh hưởng, cơ hội của Chat GPT trong giảng dạy ngành Luật

Kiều Vũ LDO | 03/11/2023 17:52

Hà Nội – Ngày 3.11, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Đổi mới dạy và học ngành Luật trước tác động của ChatGPT”. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu tới dự và phát biểu.

Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học, nghiên cứu đến từ một số trường đại học, Bộ Quốc phòng…

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu bày tỏ mong muốn Hội thảo đưa ra được những vấn đề mà người học và người dạy cùng quan tâm là làm thế nào để phát huy được ưu điểm của công nghệ trong học tập, giảng dạy. Trong việc đánh giá người học như thiết kế câu hỏi, chấm thi phải phát huy tư duy của người học.

Hội thảo khoa học “Đổi mới dạy và học ngành Luật trước tác động của ChatGPT” được Trường Đại học Công đoàn tổ chức tập trung vào tìm hiểu những giá trị thực tiễn, nhất là nâng cao kiến thức chuyên môn, năng lực giảng dạy, học tập nhằm phát triển hoạt động dạy và học ngành Luật trước tác động của ChatGPT nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, có nội dung: “Đổi mới phương pháp dạy và học các học phần ngành Luật trước tác động của ChatGPT và trí tuệ nhân tạo”; “Khai thác ChatGPT: cơ hội, ưu điểm và tồn tại trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học ngành Luật”…

PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hồng Nhung

Theo PGS.TS Lê Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn, Hội thảo với những nội dung đề cập như trên được trao đổi một cách sâu sắc thông qua nội dung các báo cáo tham luận và ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học sẽ giúp tiếp cận và hiểu rõ hơn về ảnh hưởng cũng như cơ hội mà Chat GPT, AI và công nghệ 4.0 mang lại cho nền giáo dục nói chung và việc giảng dạy pháp luật tại trường đại học nói riêng.

PGS.TS Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh: Mặc dù có nhiều thách thức, nhưng cơ hội để sự chuyển đổi và cải tiến là rất lớn. Bằng việc tiếp cận một cách chủ động và tích hợp các công nghệ này một cách liêm chính và có trách nhiệm, không chỉ có thể cải thiện chất lượng giáo dục mà còn làm cho sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho thế giới ngày mai.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn