MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một cuộc đình công của CNLĐ tại Huyện Bình Chánh. Ảnh Nam Dương

Tìm nguyên nhân hơn 1.000 cuộc đình công trong 10 năm qua ở TP.HCM

Nam Dương LDO | 13/11/2019 14:03
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động, dẫn đến đình công là liên quan đến tiền lương, tiền thưởng.

TP.Hồ Chí Minh: 10 năm, xảy ra hơn 1.000 cuộc đình công 

Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, đã cho biết như trên tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 98/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị -xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, do Thành ủy TP.Hồ Chí Minh tổ chức sáng 13.11.

Cụ thể, theo ông Hiệp, từ năm 2008 đến 2018 đã xảy ra 1.022 vụ đình công với 391.000 người tham gia. Trong đó giai đoạn từ năm 2008 đến 2013, có 737 vụ (chiếm 72,1%) với 289.000 người tham gia; giai đoạn từ năm 2014 đến 2018, xảy ra 285 vụ (chiếm 27,9%) với 101.000 người tham gia.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh Nam Dương

Chủ yếu do vấn đề tiền lương

Trong số các cuộc đình công trên, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Hàn Quốc, Đài Loan là quốc gia, lãnh thổ chiếm 70% và có đến 85% số cuộc đình công xảy ra trong các doanh nghiệp dệt may, da giày. Ngoài ra, đình công còn xảy ra trong một số ngành thâm dụng lao động khác như chế biến gỗ, điện, điện tử…

Nguyên nhân của các cuộc đình công chủ yếu xuất phát từ vi phạm của người sử dụng lao động với các quyền lợi chính đáng của người lao động, dẫn đến người lao động phải đòi nợ lương, đề nghị công khai chi trả lương, thưởng trước thời điểm Tết nguyên đán, thanh toán tiền phép năm và thực hiện quy định làm thêm giờ.

Sau thời điểm Tết nguyên đán, nguyên nhân tranh chấp chủ yếu là người lao động đề nghị tăng lương, thực hiện quy định về tiền lương làm thêm giờ, chưa trao đổi thống nhất người lao động khi thay đổi hình thức trả lương, cách tính lương. Ngoài ra, do kinh tế một số doanh nghiệp FDI kinh doanh thua lỗ dẫn đến nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, chủ bỏ trốn về nước không thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động.

Trong các vụ đình công, không có sự tham gia của ban chấp hành công đoàn và đa số ban chấp hành công đoàn cơ sở  chỉ biết vụ việc sau khi người lao độngđình công; công đoàn cơ sởchưa đóng vai trò đại diện tập thể người lao động do chưa đủ năng lực, ngại va chạm với sử dụng lao động, chưa nắm bắt tâm tư nguyện vọng để đại diện cho tập thể người lao động đối thoại với sử dụng lao động.

Đáng lo ngại là, những năm gần đây đã phát sinh tình hình công nhân tại một số doanh nghiệp ngừng việc không xuất phát từ quan hệ lao động, tham gia tuần hành dẫn đến doanh nghiệp ngưng sản xuất, ảnh hưởng an ninh, trật tự.

Nguyên nhân do các đối tượng xấu kích động, ép buộc công nhân tham gia, một bộ phận công nhân hạn chế tiếp cận các thông tin chính thống về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đã thụ động tiếp nhận thông tin xấu, sai lệch sự thật trên các mạng xã hội đã tham gia các hoạt đông trên. Mặt khác, truyền thông của các cơ quan chức năng từ khi xây dựng chính sách pháp luật đến phổ biến, triển khai còn chậm thông tin, tuyên truyền.

Để khắc phục tình trạng trên, Thành ủy TP.Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là liên quan đến tiền lương, tiền thưởng.

Do đó, để hạn chế các tranh chấp lao động dẫn đến đình công, cần nâng mức xử phạt liên quan đến sử dụng lao động không trả lương đúng hạn để đủ tính răn đe các hành vi vi phạm; đề nghị Chính phủ có chính sách điều chỉnh lương tối thiểu vùng phù hợp, đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để giảm chi phí hợp lý nhưng vẫn bảo đảm tiền lương tối thiểu đủ sống cho người lao động và gia đình họ...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn