MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch dẫn đầu dâng hương tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (Xã An Đồng, An Dương, Hải Phòng). Ảnh: Mai Dung

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Mai Dung - Trung Du LDO | 27/01/2022 12:35

Hải Phòng - Sáng 27.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đến dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại Hải Phòng và tại quê hương Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, kỷ niệm 114 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (2.2.1908 - 2.2.2022) và kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2022), Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Trần Văn Thuật – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam – dẫn đầu dâng hương tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng.

Cùng tham dự dâng hương còn có đại diện các ban, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Trần Văn Thuật – Phó Chủ tịch – dẫn đầu dâng hương tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng. Ảnh: Mai Dung 

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1931) sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước, hiếu học tại làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).

Được giác ngộ cách mạng rất sớm, đồng cảm với nỗi thống khổ của của công nhân và nhận thấy sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân nếu được đoàn kết lại, đồng chí đã trực tiếp tham gia, vận động, tổ chức thành phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.

 Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. 

Ngày 28.7.1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sáng lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) ngày nay. Sự ra đời của Tổng Công hội đỏ đặc biệt có ý nghĩa đối với phong trào công nhân Việt Nam và hoạt động tổ chức Công đoàn.

Tháng 2.1930, đồng chí tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và được phân công giữ các trọng trách: Bí thư Đảng bộ Hải Phòng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ.

Phụ trách công tác tuyên huấn tại Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã đóng vai trò quan trọng, cùng với Xứ ủy Trung Kỳ xây dựng một hệ thống báo Đảng từ xứ đến tỉnh và các cơ sở.

Đồng chí Trần Văn Thuật dâng hương tại nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Ảnh: Mai Dung 

Tháng 4.1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Vinh. Mặc dù bị tra tấn bằng nhiều hình thức, nhưng đồng chí quyết không khai nhận, sau đó bị thực dân Pháp xử tử tại đề lao Hải Phòng – nơi sau này được xây dựng thành nhà tưởng niệm đồng chí tại đây.

Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. 

Cùng ngày, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng về dâng hương, dâng hoa đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại thị Trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

 Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương, đặt vòng hoa tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Khu tưởng niệm đồng chí (thị Trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Ảnh: Trung Du
 Tham gia đoàn dâng hương, hoa kính viếng có đại diện các Ban Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, lãnh đạo huyện Thái Thuỵ. Ảnh: Trung Du

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn