MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tai nạn lao động tại các công trình xây dựng ở Đà Nẵng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh: Công an Đà Nẵng

Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giảm thiểu tai nạn lao động

Thùy Trang LDO | 06/12/2023 12:05

Sau 5 năm thực hiện việc tăng cường lãnh đạo, quản lý trật tự xây dựng, an toàn lao động trên địa bàn, đến nay tình hình trật tự xây dựng tại Đà Nẵng có nhiều chuyển biến rõ nét, số lượng công trình xây dựng không phép, sai phép giảm rõ rệt. Điều này cũng giúp số vụ tai nạn lao động giảm.

Vào cuộc quyết liệt

Trước năm 2017, tình hình đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn TP Đà Nẵng phát triển khá nhanh, đặc biệt khu vực có vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, một số công trình, dự án triển khai chưa đảm bảo các thủ tục đầu tư, tình trạng xây dựng vi phạm trật tự xây dựng có xu hướng tăng.

Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực trật tự xây dựng chưa theo kịp yêu cầu. Trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ còn hạn chế; phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý trật tự xây dựng còn chồng chéo, chưa cụ thể.

Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TU “Về việc tăng cường lãnh đạo, quản lý trật tự xây dựng, an toàn lao động trên địa bàn thành phố” nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý trật tự xây dựng.

Từ đó, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện triển khai nghiêm túc, quyết liệt, tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý. Tỉ lệ công trình vi phạm (xây dựng sai nội dung giấy phép) giảm dần.

Vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động

Dù vậy, ông Lê Văn Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng - cho biết, riêng về tình hình tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng, số vụ tai nạn tại Đà Nẵng so với cả nước không cao nhưng số người chết trong ngành xây dựng so với tổng số người chết do tai nạn lao động trên địa bàn thành phố chiếm tỉ lệ cao trong các ngành, lĩnh vực (từ 15-80%).

Như vậy, nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn lao động trong xây dựng vẫn còn cao, nhất là đối với công trình có quy mô nhỏ, doanh nghiệp xây dựng nhỏ. Nguyên nhân là do sự chủ quan trong quá trình thi công của một số bộ phận thợ, công nhân tại công trình, chủ thầu.

Bên cạnh đó, tình trạng xây dựng sai phép, không phép vẫn xảy ra. Trong khi, số lượng và trình độ của cán bộ, viên chức thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng ở quận, huyện vẫn còn hạn chế.

Bàn về giải pháp trong thời gian tới, ông Tuấn đề nghị, UBND các quận, huyện tiếp tục thực hiện và hoàn chỉnh đề án sắp xếp, kiện toàn bộ máy Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận và Tổ Kiểm tra quy tắc đô thị phường theo quyết định của UBND thành phố; chú trọng đến việc tuyển dụng và bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn về xây dựng trong tổ chức bộ máy.

Thành phố và các địa phương cũng cần đầu tư trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện, thiết bị khoa học kỹ thuật cao vào công tác quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng (như sử dụng Flycam phục vụ công tác quản lý đô thị; sử dụng phần mềm Google Earth có bản quyền để quản lý...). Trong đó đề nghị các đơn vị có chức năng (Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, các đơn vị quốc phòng) hỗ trợ cho địa phương trong việc ứng dụng các công nghệ bay để phục vụ công tác quản lý đô thị, để các doanh nghiệp ý thức được trách nhiệm và đảm bảo an toàn cho người lao động.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn