MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CNLĐ tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh lao động. Ảnh: L.NGUYÊN

Ưu tiên bố trí cán bộ được đào tạo chuyên ngành

B.C.Đ LDO | 24/09/2019 13:41

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã xây dựng Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ công đoàn tham gia cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2019 - 2023 (do Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu đã ký ban hành).

Theo đó, mục đích nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức và hành động trong việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong các cấp CĐ. Nâng cao một bước vai trò, trách nhiệm của các cấp công đoàn trong việc giám sát, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong công tác ATVSLĐ. Góp phần cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Để đạt được mục đích trên, kế hoạch yêu cầu sự tham gia chủ động và tích cực hơn nữa của các cấp Công đoàn (CĐ), nhất là CĐCS trong công tác ATVSLĐ. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đồng hành cùng người sử dụng lao động trong công tác ATVSLĐ, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Có 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, gồm: Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo công tác ATVSLĐ trong các cấp CĐ. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy, cán bộ làm công tác ATVSLĐ của các cấp CĐ. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện văn bản pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về thông tin, tuyên truyền về công tác ATVSLĐ. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, điều tra tai nạn lao động.

Trong đó, đáng chú ý là cần xác định công tác ATVSLĐ là công tác đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động, là nhiệm vụ quan trọng và đưa vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và cả nhiệm kỳ, phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ chỉ tiêu giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ưu tiên bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ ở các cấp CĐ được đào tạo chuyên ngành về ATVSLĐ hoặc các chuyên ngành kỹ thuật, có kinh nghiệm, nhất là ở các lĩnh vực, doanh nghiệp có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, các địa phương có nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp, đông CNLĐ. Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ CĐ về nghiệp vụ và kỹ năng làm công tác ATVSLĐ...

LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành T.Ư, CĐ TCty trực thuộc Tổng liên đoàn cần bố trí nguồn lực cần thiết để bảo đảm tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu của kế hoạch đề ra. CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS thực hiện các nội dung của kế hoạch tại cấp mình. CĐCS chủ động phối hợp, đôn đốc người sử dụng lao động rà soát các quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm ATVSLĐ, đánh giá quản lý các nguy cơ mất ATVSLĐ, tổ chức và hướng dẫn, khuyến khích người lao động phát hiện các nguy cơ mất ATVSLĐ, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và tạo cơ chế thuận lợi cũng như phụ cấp cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động. Thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, trong đó có các nội dung về điều kiện làm việc, ATVSLĐ tốt và có lợi cho người lao động hơn quy định của pháp luật. Kịp thời thông tin, báo cáo về những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở để CĐ cấp trên tổng hợp, hỗ trợ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn