MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN - chủ trì hội thảo. Ảnh: HƯNG THƠ

Việc làm, quyền lợi của người lao động khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực

HƯNG THƠ LDO | 04/08/2018 06:46

Ngày 3.8, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Trường Đại học Luật (Đại học Huế) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Hiệp định CPTPP - Cơ hội và thách thức đối với việc làm và quyền của người lao động ở Việt Nam”. Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế; lãnh đạo LĐLĐ các tỉnh Bắc Trung Bộ và lãnh đạo, giảng viên Trường Đại học (ĐH) Luật tham dự hội thảo.

Tại hội thảo “Hiệp định CPTPP - Cơ hội và thách thức đối với việc làm và quyền của NLĐ ở Việt Nam”, có 20 bài và 6 tham luận với nội dung chia làm 3 nhóm chủ đề. Ở nhóm chủ đề thứ nhất, TS Lê Thị Nga - Trưởng khoa Luật hành chính Trường ĐH Luật, ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐVN) và một số tác giả khác đã phân tích về pháp luật hiện hành. Theo đó, nếu so với chuẩn mực của các công ước quốc tế về quyền LĐ liên quan đến quan hệ lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thì pháp luật của nước ta hiện còn hạn chế. Đặc biệt là các quy định liên quan đến chống phân biệt đối xử về nghề nghiệp, việc làm; quy định liên quan đến tự do liên kết, tự do thương lượng và tự do thành lập, tham gia CĐ. Từ đó, cần cải cách pháp luật LĐ, pháp luật CĐ theo tiêu chuẩn ILO về quyền của NLĐ…

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia: “Hiệp định CPTPP - Cơ hội và thách thức đối với việc làm và quyền của người lao động ở Việt Nam”. Ảnh: H.T

Ở nhóm chủ đề thứ hai, các tác giả Nguyễn Khoa Hoài Hương - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế, Lê Thái Thanh Tài - Phó Chủ tịch CĐ ngành Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế, Phan Hồng Anh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế, TS Đặng Công Cường - giảng viên Trường ĐH Luật… nghiên cứu về những thuận lợi về việc làm cho NLĐ khi CPTPP có hiệu lực cũng như những khó khăn gặp phải. Theo đó, khi hiệp định có hiệu lực, DN Việt Nam được mở rộng thị trường xuất khẩu nên tạo ra nhiều việc làm, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những bất lợi cho thị trường LĐ Việt Nam cũng được các tác giả mô tả tương đối toàn diện và lý giải nguyên nhân, những bất cập của chính sách việc làm cho LĐ nữ cũng được nghiên cứu và phân tích.

Còn ở nhóm chủ đề cuối cùng, tác giả: Nguyễn Quốc Đạt - Trưởng ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế; Đào Mộng Điệp - Trưởng khoa Luật kinh tế (Trường ĐH Luật)… chỉ ra những hạn chế của cơ cấu tổ chức CĐ hiện hành, đặc biệt là mối quan hệ giữa CĐ cấp trên trực tiếp với CĐCS và với NLĐ ở nơi không có người đại diện để bảo vệ quyền lợi. Vì vậy, các tác giả đề xuất cần có những cải cách, đổi mới.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến tranh luận của đại biểu đã gợi mở những lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN - đánh giá cao việc LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Trường ĐH Luật tổ chức hội thảo; là cơ hội để trao đổi, từ đó có nhận thức đầy đủ về CPTPP, nhận thức về cơ hội và thách thức chung, đặc biệt trong lĩnh vực việc làm và quyền của NLĐ. Việc chọn vấn đề việc làm, LĐ khi tới đây Hiệp định CPTPP có hiệu lực là rất cần thiết, và những thông tin tại hội thảo rất cần cho cán bộ CĐ. Đồng chí Trần Thanh Hải cho rằng, CĐ Việt Nam đã và đang tự đổi mới để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ. Đồng chí Trần Thanh Hải đề nghị, các đại biểu thảo luận kỹ, có những ý kiến, kiến giải sâu sắc để đi đến mục đích là tìm cơ sở lý luận vững chắc để tổ chức CĐ ngày càng hoạt động tốt hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn