MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vietcombank - Doanh nghiệp Vì người lao động năm 2022.

Vietcombank khẳng định thương hiệu "Doanh nghiệp vì người lao động"

Minh Ánh LDO | 13/09/2023 17:15

Là đơn vị 7 lần liên tiếp được bình chọn “Doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” và 3 lần liên tiếp được trao giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động”, Công đoàn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) luôn ý thức được vai trò của công đoàn trong chặng đường tạo dựng và phát triển thương hiệu "doanh nghiệp vì người lao động".

Trong chặng đường khẳng định thương hiệu "doanh nghiệp vì người lao động", Công đoàn Vietcombank đã tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm nhằm giữ gìn, bồi đắp và phát huy các giá trị văn hóa, tạo môi trường để đoàn viên, người lao động (ĐVNLĐ) thấu hiểu, thấm nhuần và đưa 5 bản sắc văn hoá và bộ chuẩn mực đạo đức vào công việc, vào cuộc sống.

Từ đó, hình thành nhân cách, sức mạnh con người Vietcombank, tạo khối đại đoàn kết, cùng chung chí hướng, chung sức đồng lòng xây dựng Vietcombank vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

Để tiếp tục phát huy vai trò của Công đoàn trong thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng và phát triển thương hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”, Công đoàn Vietcombank đề ra một số giải pháp như tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức lối sống bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng về nội dung để ĐVNLĐ nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc duy trì và phát huy những phẩm chất đạo đức, văn hóa truyền thống của mỗi đơn vị.

Bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện, nâng cao phúc lợi của ĐVNLĐ là mục tiêu quan trọng của hoạt động công đoàn. Cần đẩy mạnh các phong trào thi đua, đăng ký các giải pháp sáng kiến, các công trình, đề tài khoa học chào mừng các sự kiện chính trị của đất nước, của ngành Ngân hàng, của đơn vị; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng…

Đơn vị này cũng đề xuất, cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện khung luật pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh, tạo ra những chuẩn mực đạo đức có tính giáo dục cho ĐVNLĐ; chú trọng xây dựng văn hoá trong lãnh đạo, quản lý; nâng cao nhận thức cho CBĐVNLĐ về chuẩn mực đạo đức, giá trị văn hóa trong kinh doanh; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu đơn vị.

Ngoài ra, cần có biện pháp khuyến khích các cấp Công đoàn nâng cao đạo đức kinh doanh và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Tôn vinh, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu, lấy thành tích trong đạo đức kinh doanh, phát triển văn hóa doanh nghiệp làm tiêu chí để bình xét thi đua; chú trọng xây dựng văn hoá ứng xử lành mạnh trong cơ quan, đơn vị, trong ngành Ngân hàng, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội.

Cuối cùng, cần xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hoá thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng thị trường văn hoá lành mạnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn