MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ByteDance lấn sân sang lĩnh vực thiết kế chất bán dẫn sau khi không tìm được nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu của công ty. Ảnh chụp màn hình

ByteDance - Công ty mẹ của TikTok lấn sân sang lĩnh vực sản xuất chip

Hoàng Tình LDO | 21/07/2022 06:00

Gã khổng lồ công nghệ ByteDance đang xem xét lấn sân sang lĩnh vực thiết kế chất bán dẫn sau khi không tìm được nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu của công ty.

ByteDance - công ty mẹ đứng đằng sau TikTok và những thành công trong lĩnh vực game gần đây, đang xem xét thiết kế chip để sử dụng riêng trong các lĩnh vực chuyên biệt vì không thể tìm được nhà cung cấp có thể đáp ứng được các yêu cầu của công ty.

Người phát ngôn của ByteDance cho biết các con chip sẽ được tùy chỉnh để giải quyết khối lượng công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm nền tảng video, thông tin và ứng dụng giải trí.

Công ty sở hữu TikTok cho biết sẽ không sản xuất chip để bán cho các công ty khác. Gần đây, gã khổng lồ truyền thông xã hội đã có nhiều bài đăng tuyển dụng trên trang web của mình cho các vai trò liên quan đến vị trí thiết kế chất bán dẫn.

Việc đẩy mạnh thiết kế chất bán dẫn của công ty có trụ sở tại Bắc Kinh phù hợp với hai xu hướng chính. Đầu tiên, đó chính là sự tập trung ngày càng tăng của các công ty nhằm tạo ra chip riêng biệt phục vụ cho các mục đích cụ thể cũng như việc Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong ngành công nghệ sản xuất chip.

Trong vài năm qua, các công ty Trung Quốc, từ gã khổng lồ tìm kiếm Baidu đến ông lớn ngành thương mại điện tử và điện toán đám mây Alibaba đã phát hành chip tự thiết kế của riêng họ, mặc dù trước đó những công ty này không có nền tảng truyền thống về chất bán dẫn.

Những con chip tự thiết kế riêng được xem là một cách để các công ty này tạo ra các thành phần cụ thể cần thiết cho những gì doanh nghiệp của họ yêu cầu thay vì đặt hàng các linh kiện bán sẵn từ những công ty khác.

Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc vẫn đặt hàng các nhà sản xuất chip theo hợp đồng, thường là các công ty đến từ nước ngoài, chuyên sản xuất các linh kiện bán dẫn. Điều này tương tự như những gì mà ông lớn Apple làm trên những chiếc iPhone của mình.

Ngày nay, dường như chất bán dẫn đã xuất hiện trong mọi ngóc ngách, từ điện thoại thông minh đến ô tô – vốn được xem là cuộc cạnh tranh giữa hai gã khổng lồ Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ ngày càng trở nên rộng lớn.

Trong suốt nhiều năm qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp chip nội địa của mình song vẫn phải vật lộn để bắt kịp các đối thủ ở Mỹ hay các quốc gia đến từ khu vực Châu Á. 

Gần đây, Bắc Kinh đã tăng cường thúc đẩy khả năng tự cung cấp chất bán dẫn nhưng hiện tại vẫn còn đang phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài.  

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn