MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Năm 2022 ghi nhận nhiều vụ tội phạm mạng đáng chú ý bị bắt. Ảnh: AFP

Các vụ tấn công mạng đáng chú ý nhất 2022

Anh Vũ LDO | 02/01/2023 07:32

Từ việc cất giấu hàng tỷ bitcoin dưới sàn nhà cho đến các tin tặc tuổi teen đột nhập vào mạng lưới Fortune 500, năm nay đã chứng kiến một số vụ tấn công mạng đáng kinh ngạc và nghiêm trọng nhất.

Các lệnh trừng phạt và các vụ bắt giữ tấn công tiền điện tử

Các quan chức Mỹ đã giành được một số thắng lợi lớn trong việc chống rửa tiền điện tử vào năm 2022. Vào đầu năm, Bộ Tư pháp nước này cho biết họ đã thu giữ số bitcoin trị giá hơn 3,6 tỉ USD, được cho là bị đánh cắp trong vụ hack sàn giao dịch tiền điện tử Bitfinex năm 2016, đồng thời bắt giữ một cặp vợ chồng với cáo buộc rửa tiền.

Cặp vợ chồng bị bắt, Ilya Lichtenstein, 34 tuổi và Heather Morgan, 31 tuổi, sẽ phải đối mặt với án tù 25 năm nếu bị kết tội âm mưu rửa tiền và lừa gạt chính phủ Mỹ.

Cuối năm 2022, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC), cơ quan giám sát trong Bộ Tài chính Mỹ, đã xử phạt dịch vụ tiền điện tử phi tập trung Tornado Cash với các cáo buộc liên quan đến rửa tiền điện tử. Tornado Cash, cùng với một số dịch vụ khác như AlphaBay, đã giúp khách hàng che giấu nguồn gốc tiền điện tử của họ khi tham gia giao dịch để đổi lấy một khoản phí.

Dịch vụ này kết hợp các quỹ tiền điện tử khó nhận dạng hoặc có khả năng bị nhiễm mã độc với các quỹ khác để làm xáo trộn nguồn và đích của tài sản tiền điện tử. Theo ước tính, cho đến nay, hơn 1,5 tỉ USD tiền thu được từ các hoạt động tội phạm đã được rửa thông qua Tornado Cash.

James Zhong, hacker đã đánh cắp hàng tỉ bitcoin của Silk Road

Năm 2022, bí ẩn về hàng tỉ USD bị mất của Silk Road đã được giải đáp. Vào tháng 11, các đặc vụ liên bang Mỹ cho biết, họ đã tìm thấy số bitcoin trị giá 3,36 tỉ USD được cất trong một hộp bỏng ngô dưới ván sàn tủ quần áo phòng tắm của tin tặc gần một thập kỷ trước.

Các công tố viên đã đưa ra cáo buộc chống lại James Zhong, người có thỏa thuận nhận tội lấy cắp một khoản tiền điện tử khổng l, cùng với 600.000 USD tiền mặt và các đồ vật quý giá khác.

Bitcoin là tài sản điện tử thường xuyên bị các hacker dòm ngó. Ảnh: AFP

Zhong là tin tặc thứ hai giao lại hàng tỉ USD bị đánh cắp của Silk Road, mặc dù với tỷ giá hối đoái thấp hơn. Vào năm 2020, một hacker có bí danh là Private X đã đánh cắp một bộ nhớ cache khổng lồ khác về các thông tin liên quan tới bitcoin của Silk Road trong một cuộc tấn công vào năm 2012 và 2013.

Người điều hành Raccoon Stealer bị buộc tội đánh cắp mật khẩu hàng loạt

Vào tháng 10, các quan chức Mỹ đã buộc tội một công dân Ukraina với cáo buộc liên quan tới phần mềm độc hại Raccoon Infostealer, phần mềm đã lây nhiễm cho hàng triệu máy tính trên toàn thế giới.

Mark Sokolovsky, người có biệt danh trực tuyến là “raccoonstealer”, đã bị cáo buộc có vai trò quản trị viên chính của phần mềm độc hại đã được sử dụng để đánh cắp hơn 50 triệu thông tin đăng nhập và hình thức nhận dạng từ các nạn nhân trên khắp thế giới kể từ tháng 2.2019.

Sokolovsky bị buộc tội gian lận máy tính, lừa đảo qua mạng, rửa tiền và đánh cắp danh tính, phải đối mặt với án tù 20 năm nếu bị kết tội. Hiện tại, Mark Sokolovsky đang ở Amsterdam và chờ được dẫn độ sang Mỹ.

Anh bắt giữ thanh thiếu niên liên quan đến vụ hack Uber và GTA

Vào tháng 9, cảnh sát ở London đã bắt giữ một thiếu niên 17 tuổi, bị nghi ngờ có liên quan đến các vụ vi phạm nghiêm trọng với Uber và Rockstar Games. 

Đây chỉ là hai trong số những vụ hack nổi tiếng nhất năm 2022. Theo đó, Uber cho biết, một hacker có liên kết với Lapsus$ đã buộc công ty phải tắt một số công cụ nội bộ để trục xuất hacker khỏi mạng nội bộ của mình.

Ngay trước khi hệ thống Slack của Uber ngừng hoạt động, các nhân viên của Uber đã nhận được một thông báo có nội dung: “Tôi thông báo rằng tôi là một hacker và Uber đã bị tấn công”. Tin tặc cũng nói rằng các tài xế Uber sẽ được trả lương cao hơn.

Trong trường hợp của Rockstar Games, kẻ tấn công tuyên bố đã có quyền truy cập vào các tin nhắn nội bộ của Rockstar Games trên Slack và lấy mã ban đầu cho phần tiếp theo của Grand Theft Auto để tung chúng lên mạng. Hacker này cũng có bí danh là “teapot”, trùng với thủ phạm vụ tấn công Uber.

Sau khi video về các cảnh của trò chơi Grand Theft Auto phần tiếp theo được tung lên mạng, cảnh sát Anh đã vào cuộc và bắt giữ hacker 17 tuổi trên.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn