MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ChatGPT là một bước ngoặt trong ngành trí tuệ nhân tạo thế giới. Ảnh: OpenAI

ChatGPT và ngành trí tuệ nhân tạo đối mặt các thách thức tương lai

Anh Vũ LDO | 13/02/2023 12:25

Một kỷ nguyên mới của công cụ tìm kiếm có sự hỗ trợ của AI đang đến. Nhưng như với bất kỳ kỷ nguyên mới nào của giới công nghệ, nó đi kèm với rất nhiều vấn đề, từ việc tạo ra những thứ không có giá trị đến các cuộc chiến văn hóa.

Microsoft và Google đã hứa rằng công cụ tìm kiếm trên web sẽ có sự thay đổi lớn khi cả hai công ty giờ đây dường như đã cam kết sử dụng AI để tăng khả năng của công cụ tìm kiếm trên web, chắt lọc những gì nó tìm thấy và đưa ra câu trả lời cho người dùng giống như ChatGPT.

Microsoft gọi những nỗ lực của mình là “Bing mới” và đang tìm cách đưa các khả năng liên quan vào trình duyệt Edge của mình. Dự án trí tuệ nhân tạo của Google có tên là Bard, vẫn chưa sẵn sàng để tung ra thị trường.

Thị trường công nghệ đã phải bất ngờ với kẻ bắt đầu tất cả: ChatGPT của OpenAI, công cụ bùng nổ trên mạng Internet từ khi ra mắt vào năm ngoái, cho hàng triệu người dùng mạng toàn cầu thấy tiềm năng của AI đàm thoại.

Satya Nadella, Giám đốc điều hành của Microsoft, mô tả những thay đổi này dưới dạng một mô hình mới thể hiện một sự thay đổi trong lĩnh vực công nghệ, có tác động tương đương với sự ra đời của điện thoại thông minh. Và cùng với sự thay đổi đó là khả năng vẽ lại bối cảnh của công nghệ hiện đại. Google hiện đang đối mặt khả năng bị truất ngôi và đẩy hãng này khỏi một trong những thị trường sinh lời nhiều nhất trong kinh doanh hiện đại.

Trợ lý ảo hay chỉ là một cỗ máy vô nghĩa?

Đây là một vấn đề lớn, một vấn đề có khả năng ảnh hưởng tới cách con người tương tác với các công cụ tìm kiếm AI, cho dù là Bing, Bard hay một công ty mới nổi chưa được biết đến. Công nghệ làm nền tảng cho các hệ thống này, các mô hình ngôn ngữ lớn, hay LLM, hiện vẫn chưa nhận được nhiều tin tưởng.

Những lỗi sai về nội dung của các mô hình trí tuệ nhân tạo, bao gồm việc tự tạo ra dữ liệu tiểu sử và ngụy tạo các bài báo học thuật cho đến việc không trả lời được các câu hỏi cơ bản như “cái nào nặng hơn, 10kg sắt hay 10kg bông?”, vẫn thường xuyên xuất hiện.

Ngoài ra, còn có nhiều lỗi nếu xác nhận ngữ cảnh một cách rõ ràng hơn, chẳng hạn như các lỗi thiên vị, phân biệt chủng tộc được tìm thấy trong dữ liệu đào tạo của các AI.

Công cụ Bing của Microsoft đã trả lời rằng “đun sôi một em bé” là “có an toàn“. Ảnh: The Verge 

Những sai lầm này khác nhau về phạm vi và mức độ nghiêm trọng, và cũng có nhiều lỗi đơn giản sẽ dễ dàng sửa chữa. Nhưng không có gì đảm bảo chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn những lỗi này, và không có cách nào đáng tin cậy để theo dõi tần suất của chúng. 

Cuộc chiến văn hóa AI

Chúng ta đã chứng kiến ​​sự khởi đầu của cái mà người ta có thể gọi là “cuộc chiến văn hóa AI” sau khi ChatGPT ra mắt. Ở Ấn Độ, OpenAI đã bị cáo buộc có thành kiến ​​chống người theo đạo Hindu vì ChatGPT kể những câu chuyện cười về vị thần của họ chứ không phải các vị thần của tôn giáo khác. 

Ngoài ra còn có vấn đề tìm nguồn tin cung ứng. Hiện tại, AI của Bing đang thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và trích dẫn chúng trong phần chú thích. Nhưng điều gì làm cho một trang web trở nên đáng tin cậy? Các AI sẽ lấy gì để đánh giá một nguồn đáng tin cậy? Đó là một vấn đề mà chương trình xác minh tính chính xác của Facebook từng gặp phải. Với việc các chính trị gia ở Liên minh Châu Âu và Mỹ đang tập trung vào các Big Tech, sự thiên vị thông tin của AI có thể nhanh chóng trở thành vấn đề gây tranh cãi.

Chi phí vận hành

Con số chính xác về việc vận hành một AI chưa được xác định rõ ràng, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng việc chạy một chatbot AI tốn nhiều chi phí hơn một công cụ tìm kiếm truyền thống.

Đầu tiên là chi phí đào tạo mô hình, có thể lên tới hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm triệu USD cho mỗi lần đào tạto. Đây là lý do tại sao Microsoft đã rót hàng tỷ đô la vào OpenAI.

Sau đó, việc suy luận hoặc tạo ra từng phản hồi cho các câu hỏi của người dùng cũng sẽ tốn chi phí. OpenAI tính phí các nhà phát triển 2 xu để tạo ra khoảng 750 từ bằng AI. Tháng 12 năm ngoái, Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cho biết chi phí sử dụng ChatGPT “có thể là một xu một chữ số cho mỗi cuộc trò chuyện”. (1 xu USD tương đương 235 đồng)

Thông tin về cách thức công ty chuyển những số liệu đó thành giá doanh nghiệp hoặc so sánh với chi phí tìm kiếm thông thường không rõ ràng. Nhưng những chi phí này có thể đè nặng lên những người công ty mới, đặc biệt nếu họ xoay sở để mở rộng quy mô lên tới hàng triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày. Việc này cũng mang lại lợi thế lớn cho những công ty có nhiều tiền như Microsoft nhờ nguồn lực lớn và kinh nghiệm trong ngành.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn