MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Meta đang tập trung vào phát triển các thiết bị VR để hướng tới metaverse, trong khi Apple cũng đang chuẩn bị cho sự ra mắt thiết bị VR của mình. Ảnh: Meta

Công nghệ thực tế ảo đang được ứng dụng chữa bệnh tâm lý thế nào?

Anh Vũ LDO | 15/01/2023 16:53
Với khả năng kiểm soát toàn bộ không gian ảo nơi người dùng đang tham gia, công nghệ VR có thể giúp các nhà khoa học tìm ra cách chữa trị các vấn đề tâm lý của người dùng.

Các nhà khoa học đã mang tới cho chúng ta tương lai của việc điều trị chứng lo âu. Đó là sử dụng một trò chơi thực tế ảo (VR) hướng dẫn người chơi kỹ thuật thở để giúp xoa dịu thần kinh, sau đó cho họ chống lại một sinh vật hình người khổng lồ đang săn mồi để thực hành việc điểu khiển cảm xúc và thở đúng cách khi hoảng sợ.

Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, với sự giúp đỡ của một công ty trò chơi điện tử địa phương, Ninja Theory, trò chơi đang được thử nghiệm như một phương tiện dạy mọi người chiến lược đối phó với sự lo lắng hàng ngày. 

Lucie Daniel-Watanabe, một nhà nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đang xem sự lo lắng là một điều mà hầu hết mọi người đều phải trải qua, trái ngược với một chứng rối loạn lo âu cụ thể, cố gắng dạy các kỹ thuật điều chỉnh cảm xúc có thể hữu ích cho hầu hết mọi người vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ”.

“Các nhà trị liệu thường yêu cầu mọi người học các kỹ thuật, chẳng hạn như kỹ thuật thở, theo những cách hoàn toàn tĩnh rồi nói: "Hãy thử điều này khi bạn đang căng thẳng". Nhưng không có cách nào khiến mọi người thử nó khi họ đang căng thẳng.

Trong tình huống trị liệu đó, công nghệ VR cho phép các nhà khoa học thao túng hoàn toàn môi trường mà mọi người đang ở trong đó, điều này có thể thực sự hữu ích trong vấn đề giảm tải lo âu”, cô nói thêm.

Các thiết bị thực tế ảo không chỉ có tác dụng chơi game mà còn giúp các nhà khoa học nghiên cứu về những vấn đề tâm lý của con người. Ảnh: HTC

Với các thiết bị VR tại chỗ và thiết bị theo dõi nhịp tim được gắn vào ngón tay, người dùng sẽ được đưa vào thế giới ảo, đi lên một chiếc thuyền trên một hồ nước yên tĩnh lúc hoàng hôn.

Một giọng nói êm dịu sẽ nhắc họ hít vào, nín thở và thở ra vào những thời điểm thích hợp, và khi người dùng cảm thấy ngày càng thư giãn và mạch đập chậm lại, con thuyền nhẹ nhàng di chuyển về phía trước.

Sau khoảng năm phút như vậy, giai đoạn huấn luyện tiếp theo chuẩn bị được tung ra: Ngục tối. Ở góc trên cùng trong tầm nhìn của người dùng sẽ có một mặt đồng hồ nhỏ cho biết tốc độ tim đập nhanh hơn, nhắc nhở người dùng lý do tại sao họ lại ở đây - Tập thở. 

Sau đó, một con quái vật sẽ bất ngờ xuất hiện trước mặt người dùng với thân hình, hốc hác, nước da xám xịt và bị bịt mắt cùng với nụ cười khủng khiếp trên miệng. Nội dung của nhiệm vụ là con quái vật không thể nhìn thấy người dùng, nhưng nó có thể nghe nhịp tim để cảm nhận vị trí. Cách duy nhất để tránh cái chết là sử dụng kỹ thuật thư giãn để giảm nhịp tim xuống.

Việc đạt được sự cân bằng phù hợp, chưa kể đến việc xác thực phương pháp tiếp cận giữa các nhóm cá nhân lớn hơn và đa dạng hơn, có thể mất một thời gian.

Tuy nhiên, các phương pháp tiếp cận dựa trên VR khác đã được thử nghiệm, chẳng hạn như để giúp những người mắc chứng lo âu xã hội hoặc chứng sợ khoảng không rộng thực hành các tình huống hàng ngày như ở ngoài đường hoặc trong cửa hàng, dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên ảo .

Hợp tác với một công ty trò chơi có thể đưa những trải nghiệm như vậy lên một tầm cao mới. Trò chơi hóa quy trình huấn luyện cũng có thể giúp thúc đẩy mọi người thực hành các kỹ thuật hữu ích, chẳng hạn như các bài tập thở. 

Mặc dù không muốn VR được sử dụng thay cho các liệu pháp chữa trị chính thức, nhưng theo Lucie, “nó có thể là một nguồn tài nguyên mà mọi người có thể sử dụng nếu họ nằm trong danh sách chờ điều trị hành vi nhận thức để tạm thời tìm hiểu một số kỹ thuật cơ bản”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn