MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đổi mới sáng tạo xanh thúc đẩy phát triển bền vững. Ảnh minh họa: TTTT Bộ KHCN

Đổi mới sáng tạo xanh thúc đẩy phát triển bền vững

Minh Hạnh LDO | 18/11/2023 22:39

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) xanh là điều tất yếu và cần sự chung tay của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ (KHCN), tổ chức quốc tế, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt, tiên phong.

Theo các chuyên gia, hiện thúc đẩy ĐMST xanh được coi là giải pháp quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.

ĐMST xanh bao gồm tất cả loại hình ĐMST góp phần tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình quan trọng nhằm giảm tác hại, tác động và suy thoái môi trường, đồng thời tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Theo ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ KHCN, Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.

Hệ quả của việc này ngày càng ảnh hưởng đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, chuyển đổi xanh không chỉ là hoạt động theo phong trào mà là những hoạt động ngày càng bắt buộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

“Chuyển đổi xanh không chỉ dừng ở KHCN, ở đổi mới công nghệ mà còn kèm theo những giải pháp về tư duy, nâng cao năng lực nhận thức để đề ra sáng kiến giải pháp phù hợp, từ đó đưa ra sản phẩm mới thân thiện với môi trường hơn” - Thứ trưởng Duy cho hay.

Bà Đặng Thu Giang - Viện Chiến lược và Chính sách KHCN  -cũng cho rằng, thúc đẩy ĐMST xanh để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững là cách tiếp cận phù hợp trong bối cảnh toàn cầu và trong nước hiện nay.

Cũng theo bà Giang, để phát triển đúng hướng, Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tạo khung khổ pháp lý và có sự hỗ trợ ban đầu cho doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng ĐMST xanh.

Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn mang lại các giải pháp bền vững giúp phát huy các tiềm lực và tận dụng các năng lực của các bên liên quan để giải quyết các vấn đề về nhu cầu phát triển kinh tế bền vững đất nước.

Tuy nhiên, việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong thực tế cũng sẽ gặp nhiều thách thức như đòi hỏi hàm lượng KHCN cao trong sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm; nguồn lực, thể chế và vai trò tham gia của các bên liên quan. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm của các thiết kế chính sách. Nhà nước quản lý, ban hành các quy chế và tiêu chuẩn liên quan đến kinh tế tuần hoàn và sự liên kết các bên liên quan trong việc nghiên cứu, thực hành và nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn