MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giờ thực hành của sinh viên ĐH Quốc gia HN với sự hướng dẫn của giảng viên.

FPT đầu tư vào nhiều đại học, kết quả nghiên cứu ai sở hữu?

Hải Đăng LDO | 31/10/2017 18:58
Gần đây, FPT liên tục kết hợp với nhiều trường đại học đề đầu tư nghiên cứu. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là thành quả từ các đề tài nghiên cứu sau đó sẽ thuộc sở hữu của ai?

Được biết, FPT sẽ trao 3 suất học bổng tiến sĩ cho các nghiên cứu sinh, trị giá 700 triệu đồng/suất, trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT). Trong đó, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Công nghệ Sydney sẽ đảm nhận việc xét tuyển nghiên cứu sinh, trực tiếp đào tạo và cấp bằng.  

Các nghiên cứu sinh được FPT cấp học bổng sẽ hưởng 3 năm lương, năm thứ nhất là 15 triệu đồng/tháng. Tiền lương của các năm sau sẽ tăng lên tùy thuộc vào chất lượng công việc của nghiên cứu sinh. Các nghiên cứu sinh cũng được tài trợ kinh phí đi báo cáo tại các hội nghị chuyên ngành quốc tế có uy tín; được cung cấp các trang thiết bị công nghệ tiên tiến cần thiết cho nghiên cứu… Đặc biệt, các nghiên cứu sinh sẽ sang thực tập 12 tháng tại Đại học Công nghệ Sydney (Úc) do Đại học Công nghệ Sydney tài trợ. 

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu sinh nhận học bổng sẽ thuộc sở hữu của ai, đơn vị nào?

Về vấn đề này, PGS.TS.Trần Xuân Tú - Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Phát triển - cho biết, trong lĩnh vực CNTT, việc nghiên cứu đều nhắm tới giải quyết những bài toán trong xã hội dựa trên cơ sở hàn lâm và được áp dụng vào thực tiễn. Cho nên, khi nhận học bổng và với những đề tài nghiên cứu cụ thể thì sẽ có hợp đồng riêng đối với từng nghiên cứu sinh. Ngoài ra, hợp đồng này còn phụ thuộc vào sự đóng góp của mỗi bên để có cam kết cụ thể khi đề tài được ứng dụng, thương mại hoá…

Liên quan vấn đề tại sao FPT không đầu tư cho chính mình mà lại tìm tới những trường đại học danh tiếng, TS Bùi Quang Ngọc - Tổng Giám đốc FPT - cho biết, mô hình kết hợp giữa doanh nghiệp và đại học chưa nở rộ tại Việt Nam trong khi đây là một mô hình tốt, bởi những đề tài nghiên cứu sẽ có giá trị ứng dụng thực tiễn thay vì chỉ trên giấy.

Mặt khác, công nghệ máy tính, công nghệ thông tin đều hình thành và phát triển từ cơ sở lý thuyết. Trong khi đó, mỗi trường đại học lại có thế mạnh riêng. ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đều là những trường hàng đầu. Họ có đội ngũ nghiên cứu giỏi, do đó, FPT mở rộng hợp tác với nhiều trường khác nhau chứ không chỉ đầu tư cho chính mình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn