MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Trước và sau va chạm của tên lửa bí ẩn với Mặt trăng (Miệng núi lửa tác động kép trên hình ảnh thứ hai). Ảnh: NASA

Hình ảnh vụ va chạm giữa tên lửa bí ẩn và Mặt trăng được công bố

Anh Vũ LDO | 13/07/2022 10:33
Tên lửa bí ẩn này đầu tiên được cho là từ SpaceX, nhưng sau đó lại được cho là của Trung Quốc và Trung Quốc cũng đã bác bỏ ngay sau đó.

Năm ngoái, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một tên lửa không kiểm soát hướng tới Mặt trăng trên quỹ đạo Trái đất.

Đầu năm nay, tên lửa đó đã va chạm với Mặt trăng, được xác nhận bởi các hình ảnh từ Tàu quỹ đạo do thám Mặt trăng (LRO) của NASA.

Hình ảnh này cho thấy, vụ va chạm đã để lại một hố va chạm kép bất thường trên bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái đất.

Tác động bất thường này có thể chỉ ra tên lửa này thực sự đến từ đâu. Ban đầu nó được cho là giai đoạn hai của tên lửa Falcon 9 đến từ SpaceX. Sau đó, Bill Gray, nhà thiên văn học phát hiện ra vật thể, đã thay đổi kết luận và cho rằng, tên lửa này đến từ sứ mệnh Chang’e 5-T1 của Trung Quốc. Thế nhưng, Trung Quốc đã bác bỏ tuyên bố này sau đó.

Tuy NASA không theo dõi vụ va chạm vào thời điểm nó xảy ra, nhưng nhiều tháng sau, các nhóm LRO đã tìm thấy hậu quả của vụ va chạm trong một bức ảnh mới về bề mặt Mặt Trăng.

Những bức ảnh mới về vụ va chạm của tên lửa lên Mặt trăng cho thấy hai miệng hố lớn, không chỉ một như một vụ va chạm tên lửa thông thường dự kiến ​​sẽ xảy ra. Điều này có nghĩa là thân tên lửa bí ẩn kia phải có khối lượng nặng ở hai đầu của giai đoạn, điều này không bình thường.

Thông thường, các giai đoạn tên lửa bao gồm một phần nặng chứa các động cơ, và phần còn lại là các thùng nhiên liệu rỗng nhẹ.

Miệng núi lửa phía đông trong ảnh rộng 18 mét, với miệng núi lửa thứ hai ở phía tây là 16 mét. Các nhà nghiên cứu dường như bối rối trước kết luận này vì tất cả các tác động từ thời kỳ Apollo của các giai đoạn tên lửa SIV-B chỉ tạo ra một miệng hố lớn trên bề mặt Mặt trăng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn