MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chương trình Nhanh như chớp (Ảnh chụp màn hình)

Hoạt động sản xuất nội dung trong bối cảnh công nghệ, các loại hình truyền thông xã hội phát triển vượt trội và đại dịch COVID-19

Tuấn Linh LDO | 20/12/2021 10:18

Trong bối cảnh công nghệ phát triển, cùng với sự bùng nổ của kỷ nguyên số và do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các Đài PTTH đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn về nguồn lực tài chính sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến nội dung, chất lượng chương trình cũng như các hoạt động thông tin, tuyên truyền.

Hoạt động sản xuất nội dung trong bối cảnh phát triển của công nghệ, của các loại hình truyền thông xã hội, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã và đang là vấn đề đặt ra cần các Đài PTTH giải quyết hiện nay. Các Đài PTTH cần làm gì để duy trì, phát triển và giữ vững vai trò định hướng, thực hiện tốt chức năng của cơ quan báo chí.  

Sự phát triển của công nghệ đòi hỏi các Đài PTTH phải thay đổi mạnh mẽ để thích nghi và đáp ứng tốt các thách thức, nhu cầu mới của khán thính giả. Trong đó, cần phải tập trung ưu tiên xây dựng nội dung chương trình đạt chất lượng tốt nhất, bắt nhịp được xu thế cập nhật thông tin, song vẫn phải đảm bảo được quy mô và chiều sâu của vấn đề. Bởi nội dung tốt luôn là chìa khóa để mở mọi cánh cửa.

Đồng thời, nhằm tăng hiệu quả tuyên truyền cũng như thích nghi với bối cảnh phát triển của các loại hình truyền thông xã hội, các Đài PTTH cần chủ động đầu tư phát triển đa phương tiện để thích ứng với sự phát triển công nghệ và các loại hình truyền thông; sử dụng mạng xã hội như một công cụ giới thiệu, quảng bá, chia sẻ đường link các chương trình đặc sắc, có bản quyền của các Đài PTTH để kéo người dùng trực tuyến quay về xem truyền hình truyền thống. Hệ thống truyền thông xã hội không chỉ thực hiện nhiệm vụ quảng bá chương trình của Đài mà còn đóng vai trò quan trọng giúp lan tỏa thông tin chính thống, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trên không gian mạng.

Trên thực tế, đã có nhiều Đài PTTH sản xuất, đăng tải các nội dung trên hạ tầng số bên cạnh việc đưa lên kênh chương trình phát thanh và kênh chương trình truyền hình của Đài; đã góp phần kịp thời cung cấp những thông tin chính thống đến người dân, cạnh tranh thông tin với mạng xã hội.

Trong số đó, cách làm và hướng đi của hai Đài Quốc gia là Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đáng được các Đài PTTH học hỏi, tham khảo.

Đối với Đài Truyền hình Việt Nam: Hạ tầng sản xuất, cung cấp nội dung số được Đài xây dựng tương đối đầy đủ, đảm bảo cung cấp tín hiệu đồng nhất cho các nền tảng Internet. Hệ thống phân phối trên internet được Đài đầu tư cơ bản đã tạo lập được tập khán giả xem truyền hình trên internet; các nền tảng VTVGo, VTVGiải trí, VTVNews cung cấp các dịch vụ đa nền tảng gồm xem trực tuyến, xem lại, xem theo yêu cầu. Bên cạnh đó, nhờ có sự đầu tư về nhân sự và khai thác nội dung hợp lý theo đúng đối tượng và bắt kịp xu hướng, Đài Truyền hình Việt Nam đang sở hữu nhiều Fanpage, Youtube, Zalo, Tiktok có lượng khán giả theo dõi rất lớn và mỗi video đạt được từ hàng trăm đến hàng chục triệu lượt xem như Fanpage VTV Giải trí (9,53 triệu theo dõi), VTV24 (5,63 triệu theo dõi), Thời sự (5,3 triệu theo dõi)…

Nền tảng xem trực tuyến VTVGo - Nguồn: VTV
Còn đối với Đài Tiếng nói Việt Nam thì bên cạnh các phương thức phát sóng phát thanh truyền thống, hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam còn phát sóng các chương trình phát thanh đối nội và đối ngoại trên các nền tảng kỹ thuật số như mạng internet, các ứng dụng trên nền tảng OTT (VOV Media, VOV Live…), mạng xã hội (Spotify, Youtube, Podcast…).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn