MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh một "Dải Ngân hà" khác từ một tỉ năm trước đã được kính viễn vọng không gian James Webb ghi lại. Ảnh: ESA

James Webb chụp được một Dải Ngân hà khác từ một tỉ năm trước

Anh Vũ LDO | 16/02/2023 06:00

Kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp được một thiên hà giống như Dải Ngân hà của chúng ta, nhưng khoảng cách tới đó là một tỉ năm ánh sáng.

James Webb, kính viễn vọng không gian khổng lồ của NASA đã chụp được một thiên hà xoắn ốc, giống với Dải Ngân hà của chúng ta, ở khoảng cách một tỉ năm ánh sáng.

Các nhà thiên văn học tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb để chụp ảnh một thiên hà xoắn ốc giống như Dải Ngân hà.

Hệ thống sao này được đặt tên là LEDA 2046648, thuộc chòm sao Hercules nằm cách chúng ta một tỉ năm ánh sáng. Chòm sao này chứa hàng nghìn thiên hà, hàng nghìn tỉ ngôi sao và vô số hành tinh.

Kính viễn vọng khổng lồ James Webb trước khi được đưa vào sử dụng. Ảnh: NASA 

ESA đã công bố bức ảnh vào cuối tháng 1 vừa qua, nhưng chỉ mới nhận được sự chú ý sau khi The New York Time đề cập tới nó vào tuần này. Cơ quan vũ trụ Châu Âu mô tả nó chỉ là một hình ảnh hiệu chuẩn để “xác minh khả năng của kính viễn vọng khi nó được chuẩn bị cho các hoạt động khoa học”.

Máy ảnh siêu mạnh của James Webb có thể phát hiện các bước sóng hồng ngoại dài, do ánh sáng tạo ra từ khoảng cách xa. Vùng dịch chuyển đỏ của ánh sáng mô tả sự kéo dài bước sóng của khi nó di chuyển ra xa chúng ta, tăng dần cho đến khi nó có vẻ đỏ hơn dự kiến. Và điều này cũng được ghi nhận bởi James Webb. Do sự giãn nở của vũ trụ, các hệ thống sao ở xa như LEDA 2046648 đang tiếp tục di chuyển ra xa Trái đất hơn.

Hầu hết các đốm màu có thể nhìn thấy xung quanh LEDA 2046648 cũng là các thiên hà, mặc dù một số ngôi sao có thể được phân biệt bằng các mẫu gai nhiễu xạ của chúng. Một số vật thể trong ảnh có thể có niên đại khoảng 300 triệu năm sau vụ nổ lớn BigBang.

Tất nhiên, hình ảnh của bất cứ thứ gì cách xa Trái đất một tỉ năm ánh sáng đều đã diễn ra từ một tỉ năm trước. Vì vậy, các nhà thiên văn học rất háo hức nghiên cứu các thiên hà sơ khai như thiên hà này (và thậm chí cả những thiên hà cũ hơn) để biết thêm về các loại sao hình thành từ thời điểm gần với vụ nổ Big Bang và cách các lỗ đen siêu lớn xuất hiện ở trung tâm của hầu hết các thiên hà.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn