MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Dù có cơ sở vật chất thuộc hàng "xịn", nhưng Apple vẫn bị đánh giá kém trong việc giữ chân nhân viên của mình. Ảnh: Apple

Lý do Apple bị đánh giá kém trong việc giữ chân nhân viên

Anh Vũ LDO | 30/07/2023 17:54

Nghiên cứu việc làm mới cho biết, ngành công nghệ là ngành kém nhất trong việc giữ chân nhân viên và Apple là công ty gặp khó khăn khi giữ chân nhân viên nhất.

Việc giữ chân nhân viên thực sự là một vấn đề trong ngành công nghệ hiện tại và Apple thậm chí còn được đánh giá là tệ trong vấn đề này.

Một nghiên cứu từ resume.io đã chỉ ra rằng, Apple là công ty công nghệ Mỹ có thời gian giữ chân nhân viên trung bình ngắn nhất, khoảng 1,7 năm.

Như nghiên cứu đã lưu ý, Apple đã trả tới 200.000 USD tiền thưởng dưới dạng cổ phiếu cho các kỹ sư được lựa chọn để giữ họ ở lại công ty.

“Resume.io đã phân tích các trang LinkedIn của 100 công ty hàng đầu theo vốn hóa thị trường ở Mỹ, Anh, Canada và Australia. Chúng tôi đã xếp hạng từng doanh nghiệp dựa trên nhiệm kỳ trung bình để tìm ra những công ty giữ chân nhân viên tốt nhất”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Là một nguồn thống kê chung, LinkedIn có vấn đề vì tất cả dữ liệu của nó đều đến từ các cá nhân và việc họ có đăng tải thông tin hay không còn tuỳ thuộc vào họ. Việc những thông tin được đăng có chính xác hay không cũng là một vấn đề.

Khả năng giữ chân nhân viên của Apple bị đánh giá kém nhất trong các công ty công nghệ lớn, theo sau là Amazon và Meta. Ảnh: resume.io

Ngoài ra, việc nhân viên của các công ty công nghệ có sử dụng LinkedIn hay không cũng là một yếu tố khi những người không tìm việc được cho là không có lý do gì để tham gia nền tảng này. Những người đã gắn bó cả đời với Apple và có ý định ở lại sẽ không chăm chỉ cập nhật hồ sơ LinkedIn, nếu họ có.

Do đó, những người làm việc tại Apple suốt hàng thập kỷ sẽ ít có phần trăm xuất hiện trên Linkedln và do đó, sẽ khiến đánh giá của các chuyên gia về vấn đề này trở nên sai lệch.

Quan trọng hơn, nghiên cứu của resume.io bao gồm cả những người đang làm việc trong lĩnh vực bán lẻ, một lĩnh vực vốn nổi tiếng về tốc độ luân chuyển nhân viên khi người lao động ở mảng này có xu hướng nhảy việc cao hoặc chỉ đảm nhận các vị trí bán thời gian.

Với số lượng nhân lực bán lẻ khổng lồ của mình, rõ ràng, tỉ lệ giữ chân nhân viên của Apple sẽ thấp hơn nhiều so với các công ty có nhân lực bán lẻ thấp hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn