MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một tiêm kích F-16 được trang bị AI, bay bên trái, cạnh tranh với một tiêm kích F-16 giả định của đối phương. Ảnh chụp màn hình

Mỹ đặt mục tiêu đi trước Trung Quốc trong sử dụng vũ khí trí tuệ nhân tạo

Thảo Phương LDO | 13/05/2024 13:55

Cuộc chạy đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất vũ khí quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về các cuộc chiến tranh do máy móc thực hiện, tự chọn và tấn công mục tiêu mà không cần sự can thiệp của con người.

Đầu tháng 5, hai máy bay tiêm kích của Lực lượng Không quân Mỹ đã chạm trán trong một cuộc chiến giả định ở California. Trong đó, một chiếc được điều khiển bởi phi công, chiếc còn lại được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là minh chứng cho những tiến bộ vượt bậc của Mỹ trong việc phát triển một công nghệ có nguồn gốc từ những năm 1950. Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu.

Giới chức trách Mỹ khẳng định, điều này có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng vấn đề nằm ở phía các quốc gia đối thủ. Vậy nên quân đội Mỹ không thể làm gì khác ngoài việc nhanh chóng khởi động tiềm lực của mình.

“Cho dù bạn có muốn gọi đó là cuộc chạy đua hay không, thì bản chất nó vẫn là như vậy. Mỹ và Trung Quốc đều nhận thấy AI là yếu tố vô cùng quan trọng trên chiến trường trong tương lai. Phía Trung Quốc cũng đang nỗ lực không kém chúng tôi” - Đô đốc Christopher Grady, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói.

Ông Frank Kendall trong chuyến bay thử nghiệm máy bay chiến đấu tự động X-62A Vista. Ảnh chụp màn hình

Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall đã có dịp trải nghiệm chiến tranh công nghệ cao khi ông ngồi trên chiếc Vista - máy bay tiêm kích F-16 đầu tiên được điều khiển bằng AI - trong một cuộc tập trận không chiến.

Tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), các quân nhân đã nỗ lực phân loại hàng nghìn giờ ghi âm cuộc trò chuyện của phi công để tạo ra một tập dữ liệu khổng lồ. Nhờ đó AI có thể học được sự khác biệt giữa các tin nhắn quan trọng như đường băng bị chặn với những cuộc trò chuyện thông thường trong buồng lái.

Trong quá trình Không quân Mỹ huấn luyện AI điều khiển F-16 Vista, yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu. Các giới hạn về mặt kỹ thuật sẽ ngăn AI thực hiện những lệnh có thể khiến máy bay gặp nguy hiểm. Bên cạnh đó, luôn có một phi công dự phòng trực sẵn, người có thể giành lại quyền điều khiển từ AI chỉ bằng một nút bấm.

Quân đội Mỹ dự định sử dụng AI để điều khiển một phi đội không người lái gồm 1.000 phi cơ. Ảnh chụp màn hình

Thuật toán không thể học hỏi trong khi bay, vì vậy mỗi lần cất cánh, Vista chỉ có dữ liệu và bộ quy tắc được tạo ra từ các chuyến bay trước đó. Sau mỗi chuyến bay, thuật toán được chuyển trở lại buồng lái giả lập, tạo ra các bộ quy tắc mới và cải thiện tính năng chiến đấu của nó.

Nhờ tốc độ tính toán siêu việt, tiêm kích AI đã phân tích dữ liệu, sau đó thực hiện các bộ quy tắc mới trong buồng lái giả lập. Quá trình tìm ra cách bay và điều khiển hiệu quả nhất cũng giúp Vista vượt qua một số phi công trong các bài tập không chiến.

Tuy nhiên, an toàn vẫn là mối quan ngại then chốt, và các quan chức cho biết cách quan trọng nhất để đảm bảo an toàn là kiểm soát dữ liệu được đưa trở lại buồng lái giả lập, nơi AI học hỏi.

Cuối cùng, Không quân Mỹ hy vọng rằng phiên bản của AI đang được phát triển có thể đóng vai trò như bộ não của một phi đội gồm 1.000 máy bay chiến đấu không người lái đang được General Atomics và Anduril phát triển.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn