MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Rất có thể lệnh hạn chế xuất khẩu của Mỹ lại là một cú hích giúp ngành công nghiệp sản xuất chip Trung Quốc phát triển. Ảnh chụp màn hình

Mỹ hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Con dao hai lưỡi?

Anh Tuấn LDO | 14/10/2022 06:00
Hạn chế xuất khẩu chip của Mỹ rất có thể sẽ giúp Trung Quốc phát triển ngành sản xuất chip của riêng mình.

Theo các quy định mới được chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden công bố vào ngày 7.10, các công ty Mỹ phải ngừng cung cấp thiết bị cho các nhà sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc, trừ khi họ xin được giấy phép trước đó.

Các biện pháp này được đưa ra nhằm làm suy yếu nỗ lực của Trung Quốc trong việc phát triển ngành công nghiệp chip của riêng mình nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung chip do nước ngoài sản xuất.

Trung Quốc hiện tiêu thụ hơn 3/4 số lượng chất bán dẫn được bán trên toàn cầu, đạt 556 tỉ USD vào năm 2021, nhưng chỉ sản xuất được khoảng 15% sản lượng chip toàn cầu, Reuters đưa tin.

Trung Quốc hướng tới tự cung tự cấp chip

Theo các chuyên gia, tình hình này buộc Trung Quốc phải thực hiện cách tiếp cận từ trên xuống và tự lực, đặc biệt là trong sản xuất chất bán dẫn, các nhà kinh tế của ngân hàng Citi cho biết.

Tập đoàn tư vấn Boston ước tính vào năm 2021, một quốc gia sẽ cần ít nhất 1.000 tỉ USD đầu tư trả trước để xây dựng chuỗi cung ứng chip địa phương hoàn toàn "tự cung tự cấp". Các hạn chế mới của Mỹ có khả năng sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất chip Trung Quốc thử sản xuất chip tiên tiến bằng cách sử dụng các giải pháp kỹ thuật sáng tạo với các công nghệ cũ hơn, các chuyên gia cho biết.

Đây là điều mà nhà sản xuất chip hợp đồng hàng đầu của Trung Quốc, Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), đã cố gắng thực hiện trước đây.

Vào cuối năm 2020, Mỹ đã cấm họ mua một công cụ sản xuất chip tiên tiến gọi là máy EUV từ công ty ASML của Hà Lan. Đó là công cụ rất quan trọng để sản xuất chip sử dụng các nút quy trình 7 nanomet.

Trong khi các biện pháp trừng phạt nhằm ngăn SMIC sản xuất chip tiên tiến được đưa ra, một số nhà phân tích đã phát hiện ra dấu hiệu cho thấy SMIC đã cố gắng sản xuất chip 7 nm bằng cách điều chỉnh các máy DUV đơn giản hơn mà họ vẫn có thể mua tự do từ ASML.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những nỗ lực như vậy khó có thể tạo ra các sản phẩm khả thi về mặt thương mại để sản xuất hàng loạt.

Máy UEV, một trong những cỗ máy quan trọng bậc nhất trong ngành sản xuất chip. Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh đó, các chuyên gia đánh giá những nhà sản xuất thiết bị của chính Trung Quốc vẫn đang chậm hơn các đối tác nước ngoài từ 4 đến 5 năm, khiến họ không thích hợp để thay thế ngay lập tức cho các thiết bị bị mất từ ​​các nhà cung cấp của Mỹ như KLA Corp, Applied Materials và Lam Research. 

Hai nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc có khả năng phải chịu ảnh hưởng là nhà sản xuất chip nhớ NAND Yangtze Memory Technologies và nhà sản xuất DRAM Changxin Memory Technologies.

Cả hai đều là những công ty được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, thành lập cách đây khoảng 10 năm và là niềm hy vọng lớn nhất của Trung Quốc trong việc thâm nhập thị trường toàn cầu, nhằm đối đầu với những công ty hàng đầu như Samsung Electronics và Micron Technology.

Nhưng cả hai công ty đều không đạt được khả năng sản xuất hàng loạt ở mức tiên tiến nhất, mặc dù họ đã đạt được những bước tiến không nhỏ.

Các doanh nghiệp nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng

Các nhà sản xuất ở nước ngoài cũng sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng đau đớn vì những nỗ lực của Trung Quốc trong việc phát triển ngành công nghiệp chip nội địa của họ sẽ làm giảm lợi ích.

KLA, Applied Materials và Lam Research mỗi bên kiếm được khoảng 30% doanh thu từ Trung Quốc, nơi được xếp hạng là thị trường địa lý hàng đầu và cũng là thị trường phát triển nhanh nhất.

Đại diện của Applied Materials hôm 12.10 cho biết các hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ khiến doanh thu thuần của công ty giảm 250 - 550 triệu USD trong quý III, cùng với tác động tương tự dự kiến sẽ xảy ra ​​trong ba tháng tiếp theo.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn