MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các động thái mới từ Mỹ và EU ngăn chặn các thương vụ “cá lớn nuốt cá bé". Ảnh: AFP

Mỹ và EU đang điều tra lại các thương vụ “cá lớn nuốt cá bé”

Linh Chi LDO | 29/07/2022 11:18

Mỹ và EU đưa ra các dự luật mới ngăn chặn các thương vụ “mua để diệt" của các gã khổng lồ công nghệ.

Một cách để loại bỏ sự cạnh tranh trong kinh doanh đơn giản là mua công ty đối thủ và đóng cửa chúng. Và điều đó có nghĩa là người tiêu dùng sẽ có ít sự lựa chọn hơn, đôi khi mất đi tính sáng tạo, đặc biệt trong ngành dược phẩm. Nhưng những thương vụ “sát thủ” đó sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn ở Mỹ và EU. 

Vào tháng 7.2022, Tòa án Công lý Châu Âu đã quyết định mở rộng khả năng của Ủy ban Châu Âu trong việc điều tra một loạt các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Ngoài ra, năm 2021, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cũng đã thay đổi tiêu chí xem xét kỹ lưỡng các loại thương vụ nhất định.

Trong lịch sử, các cơ quan quản lý này chỉ được trao quyền để kiểm tra các giao dịch kinh doanh ở một quy mô nhất định, chủ yếu là giữa các đối thủ cạnh tranh tiềm năng trực tiếp. Theo The Next Web, các dự luật gần đây sẽ cho phép họ kiểm tra hầu hết giao dịch mua.

Các thương vụ “sát thủ"

Theo một bài báo kinh tế có ảnh hưởng về ngành dược phẩm, Journal of Political Economy, mục tiêu của “cá lớn” trong một thương vụ đó là tiêu diệt đối thủ cạnh tranh tiềm năng của mình, làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dùng. 

Năm 2020, Công ty công nghệ sinh học Illumina của Mỹ thông báo mua lại Grail, một nhà phát triển các xét nghiệm phát hiện ung thư sớm. Tuy nhiên, sản phẩm của Grail vẫn chưa đi vào hoạt động và việc mua lại nó không ảnh hưởng đến vị trí thống lĩnh thị trường của Illumina. Thỏa thuận thậm chí không vi phạm ngưỡng quy định sáp nhập của EU là 5 tỉ euro (4,3 tỉ bảng Anh) tổng doanh thu trên toàn thế giới của các công ty liên quan.

Trong thị trường kỹ thuật số, các công ty thống trị cũng thường bị nghi ngờ theo đuổi một chiến lược tương tự. Năm ngoái, cơ quan quản lý của Vương quốc Anh đã ra lệnh cho Facebook bán Giphy, một cơ sở dữ liệu về các hình ảnh động giống như GIF mà họ đã mua vào năm 2020 với giá 315 triệu USD (262 triệu bảng Anh), vì sợ rằng đây là một vụ "sát thủ" nhằm tiêu diệt một đối thủ tiềm năng trong thị trường quảng cáo.

Khi Meta bắt đầu kháng cáo quyết định này vào tháng 4.2022, Giphy vẫn chưa bán một quảng cáo nào ở Anh. Trên thực tế, các công ty thống trị mua các công ty khởi nghiệp sáng tạo trước khi họ tạo ra bất kỳ lợi nhuận nào, đây là một mô hình kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Vào năm 2013, Waze là một nhân tố tiềm năng khiến Google Maps trở thành công ty thống trị trên thị trường bản đồ trực tuyến miễn phí. Nhưng khi Google mua lại nó với giá 1,1 tỉ USD, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã không đóng cửa nó như một thương vụ sát thủ.

Thay vào đó, tập đoàn công nghệ đã thêm một số tính năng cải tiến của Waze vào Google Maps và giữ nguyên bản cũ như một sản phẩm thích hợp. Điều này cho phép Google tiếp tục thống trị và tăng lợi nhuận từ dữ liệu người dùng.

Touch ID là một trong những công nghệ Apple có được nhờ quá trình thâu tóm công ty nhỏ. Ảnh: chụp màn hình

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC vào năm 2019, Tim Cook cho hay, việc mua lại những công ty sở hữu công nghệ mới là cách Apple giải quyết thách thức kỹ thuật.

Trước đó, nhờ mua lại AuthenTec vào năm 2012, Apple đã có thể tích hợp tính năng mở khóa bằng vân tay trên Iphone. Ngay cả trợ lý ảo Siri cũng là kết quả của một thương vụ mua lại vào năm 2010.

"Canh bạc lớn" của các cơ quan quản lý

Nếu các cơ quan quản lý thường xuyên ngăn chặn các vụ mua lại như vậy, các công ty khởi nghiệp sẽ cần phải hoạt động theo cách khác. Thay vì dựa vào việc mua lại của một người chơi thống trị để rót vốn vào công ty, họ sẽ phải tìm những cách khác để kiếm tiền - có thể bằng cách tính phí trực tiếp người tiêu dùng.

WhatsApp và Instagram hầu như không có doanh thu khi Facebook mua chúng với giá lần lượt là 19 tỉ USD và 1 tỉ USD. Nhưng họ được hưởng lợi khi được một nền tảng lớn hơn mua lại. Cả hai đều không phải là những vụ mua lại sát thủ, nhưng cả hai đều làm tăng sự tập trung của thị trường.

Tuy nhiên, rất khó để các cơ quan quản lý phát hiện ra một thương vụ “sát thủ” trước khi nó xảy ra và nhiều thương vụ M&A thực sự có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Do đó, các dự luật đó đôi khi thực sự kìm hãm sự đổi mới và ngăn chặn các sản phẩm mới tiếp cận thị trường.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn