MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mô-đun môi trường sống trên bề mặt của NASA, nơi các phi hành gia sống và làm việc trên Mặt trăng. Ảnh: NASA

NASA hé lộ cách hoạt động trên căn cứ Mặt trăng

Anh Vũ LDO | 24/07/2023 16:53

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) đã chia sẻ thông tin chi tiết về nơi ở và làm việc dành cho các nhiệm vụ trên Mặt trăng và sao Hỏa.

NASA đang thiết kế các mô-đun môi trường sống cho cả sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng và vận chuyển tới sao Hỏa. Những mô-đun này sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ sự sống trong hơn một nghìn ngày.

Mô-đun dành cho việc thám hiểm Mặt trăng có tên Môi trường sống trên bề mặt, là trung tâm của chương trình Artemis vì nó sẽ là nơi ở chính của các phi hành gia trong các nhiệm vụ Mặt trăng.

Mô-đun này có thể hỗ trợ các nhiệm vụ trong vòng 30 ngày cho hai thành viên phi hành đoàn và được thiết kế để chứa bốn thành viên trong khoảng thời gian chuyển tiếp. Mô-đun Môi trường sống trên bề mặt của NASA sẽ mở rộng khả năng thăm dò một cách đáng kể.

Các hoạt động của môi trường sống trên bề mặt sẽ dựa trên địa điểm hạ cánh của các sứ mệnh Artemis. NASA dự kiến ​​sẽ có 4 phi hành gia hoạt động trên Mặt trăng cùng một lúc, với hai người sống trong mô-đun môi trường sống trên bề mặt và hai người sống trong một tàu đổ bộ hậu cần.

Việc vận chuyển giữa tàu đổ bộ và mô-đun sẽ diễn ra thông qua xe tự hành. NASA dự đoán rằng, mô-đun hỗ trợ sự sống của họ sẽ được phát triển đủ để hỗ trợ bốn thành viên phi hành đoàn trong tối đa 60 ngày.

Mô-đun hỗ trợ sự sống của NASA sẽ được vận chuyển tới Mặt trăng để phục vụ sứ mệnh Artemis. Ảnh: NASA

Nó cũng được thiết kế để hoạt động như một hệ thống hỗ trợ sự sống cho tàu đổ bộ mặt trăng. Theo đó, tàu sẽ đổ bộ cập bến mô-đun và chuyển nước tiểu cùng chất ngưng tụ sang đó, đồng thời nước, khí hỗ trợ các phi hành gia sẽ chảy trở lại tàu đổ bộ.

Các kỹ sư cũng sẽ làm việc để đảm bảo rằng môi trường sống có thể duy trì thời gian ngủ đông kéo dài. Đây là một thách thức thiết kế quan trọng vì NASA không thể tận dụng kinh nghiệm thu được từ trạm vũ trụ để thiết kế mô-đun mới khi trạm cần có sự hiện diện liên tục của con người để vận hành.

Cơ quan vũ trụ Mỹ tỏ ra khá lạc quan về khả năng mở rộng thời gian sống và làm việc trên Mặt trăng của chương trình Artemis cho các phi hành gia. Sứ mệnh Artemis sẽ “đóng đô” ở cực nam của Mặt trăng, nơi có ánh sáng ban ngày trong 200 ngày 1 năm.

Những yếu tố này cũng sẽ giúp NASA chuẩn bị cho các nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa. Các sứ mệnh sao Hỏa trên Mặt trăng sẽ hoạt động với một mô-đun mới có tên là Môi trường sống quá cảnh trên sao Hỏa.

Trong các giai đoạn mô phỏng, phi hành đoàn sẽ kết nối trực tiếp với mô-đun này hoặc thông qua trạm vũ trụ Mặt trăng của NASA có tên là Gateway.

Sau đó, họ sẽ xuống Mặt trăng và làm việc ở đó như thể họ đang làm việc trên sao Hỏa. Sau khi các nhiệm vụ trên bề mặt hoàn thành, các phi hành gia sẽ quay trở lại mô-đun và quay trở lại Trái đất.

Nhìn chung, một số tính năng thiết kế của môi trường sống trên bề mặt, chẳng hạn như ngủ đông, chống bụi, tạo và lưu trữ năng lượng, cũng sẽ áp dụng cho các sứ mệnh sao Hỏa trong tương lai.

Trong một bài đăng mới trên Facebook, NASA cũng đã chia sẻ chi tiết về mô-đun sao Hoả, trong đó nêu rõ rằng: "Môi trường sống quá cảnh trên sao Hỏa sẽ chở bốn phi hành gia trong hành trình kéo dài 1.200 ngày để đến và đi từ sao Hỏa”.

Việc liên lạc với phi hành đoàn trong một nhiệm vụ trên sao Hỏa cũng rất phức tạp do độ trễ dài, có thể tới 24 phút và các mô-đun bề mặt thường phải nằm im trong nhiều tháng trước khi phi hành đoàn đến nơi ở.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn