MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
NASA mong muốn tạo ra trợ lý ảo AI có thể tương tác và giúp các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ trong sứ mệnh của mình. Ảnh: NASA

NASA nghiên cứu bạn đồng hành nhân tạo dành riêng cho các phi hành gia

Anh Vũ LDO | 26/06/2023 17:12

Việc triển khai phiên bản trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo đầu tiên cho các phi hành gia của NASA được lên kế hoạch tiến hành trên trạm vũ trụ Lunar Gateway.

Bất chấp sự ngờ vực đối với trí tuệ nhân tạo (AI) của một bộ phận chuyên gia, việc đưa các chatbot vào trong không gian sẽ mang lại lợi thế lớn cho cả sứ mệnh có người lái và không người lái.

Trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, những chatbot AI đã được sử dụng để hỗ trợ các phi hành gia trong chuyến phiêu lưu của mình. Cuối cùng, điều này cũng sớm trở thành sự thực. 

Để đạt được mục tiêu đó, NASA đang phát triển một hệ thống hỗ trợ các phi hành gia thực hiện các thao tác và tiến hành thí nghiệm bằng cách sử dụng giao diện giống như ChatGPT cùng ngôn ngữ tự nhiên, The Guardian đưa tin.

Tiến sĩ Larissa Suzuki, nhà khoa học của NASA, cho biết trong một cuộc họp của về truyền thông không gian thế hệ tiếp theo: “Ý tưởng là đạt đến điểm mà chúng ta có các tương tác trò chuyện với các phương tiện không gian và chúng cũng phản hồi lại cho chúng ta về các cảnh báo, những phát hiện thú vị mà chúng thấy trong hệ mặt trời và hơn thế nữa”.

NASA đặt mục tiêu triển khai hệ thống này trên Lunar Gateway, một trạm vũ trụ sẽ quay quanh Mặt trăng và hỗ trợ cho sứ mệnh Artemis của NASA.

Nó sẽ sử dụng giao diện ngôn ngữ tự nhiên cho phép các phi hành gia tìm kiếm lời khuyên về các thí nghiệm hoặc tiến hành các thao tác mà không cần đi sâu vào các hướng dẫn sử dụng phức tạp.

Trên một trang dành riêng để kêu gọi hỗ trợ cho Lunar Gateway, NASA đã viết rằng, họ sẽ yêu cầu công nghệ AI và máy học để quản lý các hệ thống khác nhau khi không có người sử dụng. Chúng bao gồm các hoạt động tự động, tải trọng khoa học, ưu tiên truyền dữ liệu, quản lý tình trạng của Cổng và hơn thế nữa.

Chẳng hạn, tiến sĩ Suzuki đã vạch ra một kịch bản mà trong đó, hệ thống sẽ tự động khắc phục sự cố và sự thiếu hiệu quả trong việc truyền dữ liệu, cùng với các loại sự cố mất điện kỹ thuật số khác. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho các phi hành gia cũng như tính liền mạch của sứ mệnh.

“Chúng tôi không thể gửi một kỹ sư lên vũ trụ nếu một phương tiện không gian ngoại tuyến hoặc phần mềm của nó bị hỏng”, bà nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn