MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vũ trụ vẫn luôn ẩn giấu vô số những điều kỳ bí. Ảnh: NASA

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ LDO | 19/01/2023 15:00

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Tín hiệu vô tuyến bí ẩn

Kể từ năm 2007, các nhà nghiên cứu đã nhận được một tín hiệu vô tuyến cực mạnh, cực sáng chỉ kéo dài trong vài phần nghìn giây.

Các nhà khoa học cho rằng các tín hiệu từ vụ nổ radio nhanh không phải là người ngoài hành tinh. Ảnh: NRAO

Những tia sáng bí ẩn này được gọi là “vụ nổ radio nhanh” (FRB) và chúng được cho là đến từ một nơi cách xa chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng. Gần đây, các nhà khoa học đã chụp được thêm một vụ FRB, nó nhấp nháy sáu lần liên tiếp, có thể giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ bí ẩn này.

Mì ống nguyên tử - vật chất bền nhất vũ trụ

Vật chất bền nhất vũ trụ được tạo ra từ cái chết của một ngôi sao. Ảnh: NASA

Theo các mô phỏng, các proton và neutron trong lớp vỏ co lại của một ngôi sao có thể chịu áp suất hấp dẫn tới mức cực cao, ép chúng thành những mớ vật chất giống như mì ống và có thể gãy vụn, nhưng chỉ khi có một lực cực mạnh tác dụng lên chúng. Lực này được cho là cần phải mạnh gấp 10 tỉ lần lực cần thiết để phá vỡ kết nối của các phân tử thép.

Thiên thể méo mó với hai mặt trăng

Hành tinh lùn Haumea, quay quanh Vành đai Kuiper ngoài Sao Hải Vương vốn đã là một hành tinh bất thường. Nó có hình dạng thon dài kỳ lạ, hai mặt trăng và một ngày chỉ kéo dài 4 giờ, khiến nó trở thành vật thể lớn quay nhanh nhất trong hệ mặt trời. 

Haumea, thiên thể méo mó với hai mặt trăng. Ảnh: IAA

Vào năm 2017, Haumea còn trở nên kỳ lạ hơn khi các nhà thiên văn quan sát nó nhận thấy những vòng cực mỏng quay xung quanh thiên thể này, giống như vòng của sao Mộc nhưng mỏng hơn.

Đây có thể là kết quả của một vụ va chạm trong quá khứ xa xôi, khi đó các mảnh vỡ của các thiên thể va chạm bị tác động bởi lực hấp dẫn của Haumea và trở thành vệ tinh bất đắc dĩ cho thiên thể này.

Mặt trăng quay quanh một mặt trăng khác

Không chỉ các hành tinh lớn mới có vệ tinh quay quanh quỹ đạo của mình. Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mặt trăng đang quay quanh vệ tinh của một hành tinh khác, các thiên thể này được cộng đồng mạng yêu thiên văn gọi là “moonmoon”. 

Các vệ tinh có mặt trăng bao quanh mình không hề hiếm trong vũ trụ. Ảnh: NASA

Thiên hà hóa thạch sống

DGSAT I là một thiên hà siêu khuếch tán (UDG), nghĩa là nó lớn bằng một thiên hà như Dải Ngân hà nhưng các ngôi sao của nó trải ra mỏng đến mức gần như vô hình. Nhưng khi các nhà khoa học nhìn thấy DGSAT 1 vào năm 2016, họ nhận thấy rằng nó đứng một mình, hoàn toàn không giống như các UDG khác, thường được tìm thấy tồn tại trong các cụm thiên hà.

Thiên hà được cho là “hóa thạch sống” trong vũ trụ. Ảnh: ARI

Các đặc điểm cho thấy thiên hà mờ nhạt này được hình thành trong một thời đại rất khác, chỉ khoảng 1 tỉ năm sau vụ nổ lớn, khiến DGSAT 1 trở thành một thiên hà hóa thạch sống ở giữa vũ trụ.

Luồng hồng ngoại từ vũ trụ

Sao neutron là những vật thể cực kỳ dày đặc được hình thành sau cái chết của một ngôi sao thông thường. Thông thường, chúng phát ra sóng vô tuyến hoặc bức xạ năng lượng cao hơn như tia X, nhưng vào tháng 9.2018, các nhà thiên văn học đã tìm thấy một luồng ánh sáng hồng ngoại dài phát ra từ một ngôi sao neutron cách Trái đất 800 năm ánh sáng, hiện tượng chưa từng được quan sát trước đây. 

Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng một đĩa bụi bao quanh ngôi sao neutron có thể đã tạo ra tín hiệu này, nhưng lời giải thích cuối cùng vẫn chưa được tìm ra.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn