MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Robot công dân đầu tiên - Sophia xuất hiện sáng nay tại Hà Nội

Phần trả lời đầy kinh ngạc của Robot Sophia khi đến Việt Nam

L.HOA LDO | 13/07/2018 12:03

Sophia - robot đầu tiên được cấp quyền công dân đầu tiên trên thế giới đã tới Việt Nam. Trước những câu hỏi của khách mời, Robot Sophia trả lời bằng câu nói lưu loát, gãy gọn khiến mọi người vô cùng kinh ngạc.

Robot Sophia - Quán quân sáng tạo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), là khách mời đặc biệt của Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 và Diễn đàn cấp cao Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày hôm nay.

Robot Sophia mặc áo dài Việt Nam khi xuất hiện tại sự kiện. Cô trả lời rất nhanh và lưu loát những câu hỏi đặt ra tại triển lãm.

Trả lời câu hỏi Việt Nam cần làm gì để không tụt hậu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Sophia cho hay: "Tôi là người đại diện cho kỷ nguyên 4.0. Việt Nam cần có sáng tạo về công nghệ để phát triển bền vững nhanh hơn. Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng, khai thác đúng mức phù hợp với Internet ở khắp nơi. Công nghệ giúp Việt Nam có bước nhảy vọt về năng suất lao động, các hoạt động kinh tế".

Công nghệ sáng tạo ở các quốc gia như Việt Nam cần khuôn khổ chính sách. Chính phủ cần chú trọng khu vực tư nhân, các tổ chức như UNDP, các tổ chức cộng đồng… đảm bảo cho công nghệ như thế này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

AI, trí tuệ nhân tạo cũng sẽ là bình diện quan trọng để hỗ trợ chúng ta trong quá trình phát triển đồng đều, toàn diện tại Việt Nam, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, các nhóm dễ bị tổn thương. Đồng thời, công nghệ giúp chúng ta có chính sách hỗ trợ những người ở nghèo nhất trong xã hội.

Theo Sophia, thách thức của cuộc cách mạng 4.0 liên quan đến thất thoát công ăn việc làm, sự nguy hiểm công nghệ giám sát, những người có quyền và tiền trong xã hội có nhiều cơ hội lợi thế hơn. Vì vậy, chúng ta cần đảm bảo hệ thống luật pháp để bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.

"Trong cuộc cách mạng 4.0 con người cần trang bị kỹ năng cần thiết để hòa nhập với cuộc cách mạng này. Công nghệ giúp cho chúng ta có những lợi ích, cơ hội cho người nghèo", Sophia cho biết.

Trước câu hỏi thách thức, cơ hội nào dành cho thế hệ trẻ trong cuộc cách mạng 4.0, Sophia trả lời: Thế hệ trẻ cần có kỹ năng của thế kỷ 21 như kinh doanh. Chúng ta có thể thấy VIệt Nam có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đây là 1 trong những xu hướng rất tuyệt với. Các bạn sẽ làm tốt để đón đầu công nghệ trong tương lai.

"Cha đẻ" của nữ robot Sophia là David Hanson, một chuyên gia nghiên cứu về robot của Mỹ, đồng thời là CEO của công ty Hanson Robotics do chính ông thành lập (trụ sở đặt tại Hong Kong).

Sophia được kích hoạt vào ngày 19.4.2015 và lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng vào tháng 3.2016 tại Lễ hội South by Southwest ở Austin, Taxas, Mỹ. Sophia sẽ trò chuyện với con người và được kỳ vọng có thể phục vụ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ khách hàng hay giáo dục.

Ngày 25.10.2017, Sophia được Arab Saudi cấp quyền công dân như con người. Đây là một cột mốc lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử robot trở thành công dân của một quốc gia.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn