MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Với sự phát triển của 5G, các công nghệ mạng cũ như 2G và 3G đang dần đi đến hồi kết. Ảnh chụp màn hình

Quá trình cắt mạng 2G của Anh, kinh nghiệm và bài học với Việt Nam

Anh Vũ LDO | 10/08/2022 07:00
Song song với việc phát triển các hạ tầng mạng mới như 5G, các công nghệ mạng cũ như 2G, 3G cũng đang dần đi tới đoạn cuối của vòng đời.

Với sự phát triển về hạ tầng mạng, các công nghệ mạng viễn thông mới như 4G, 5G hay thậm chí là 6G trong tương lai, đã và đang dần phủ sóng khắp các quốc gia trên thế giới. 

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển cho các thế hệ mạng tiếp theo như 4G hay 5G, khiến 2G phải nhường chỗ và cơ sở hạ tầng cho công nghệ mới.

Tuy nhiên việc tắt một loại mạng đã tồn tại hàng chục năm sẽ khiến cả các nhà cung cấp và người dùng phổ thông, doanh nghiệp gặp một số vấn đề nhất định trong vận hành.

Vậy tại sao lại phải tắt mạng 2G?

Theo emnify.com, công nghệ 2G và 3G đã trải qua các bản cập nhật rộng rãi để tăng tuổi thọ và tận dụng thời gian cuối cùng từ cơ sở hạ tầng của chúng. Nhưng mỗi nhà cung cấp dịch vụ chỉ có một phạm vi tần số vô tuyến giới hạn mà họ có thể dành cho mạng của mình. Vì nhu cầu sử dụng công nghệ cao như 4G, 5G, LTE-M sẽ tăng trong những năm tới, 2G chắc chắc sẽ phải nhường chỗ cho những “đàn em” của mình.

Hầu hết các mạng 2G sử dụng băng tần ở 850–1800 MHz hoặc 900–1900 MHz. Mạng 3G sử dụng băng tần từ 850–1900 MHz hoặc 900–2100 MHz. Các công nghệ di động tiên tiến hơn cũng có thể sử dụng các băng tần này để cung cấp băng thông cao hơn và có giá trị hơn.

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ chỉ có một phạm vi tần số vô tuyến giới hạn, vì vậy họ cần cắt mạng 2G để có không gian phát triển cho các công nghệ mới hơn. Ảnh chụp màn hình

Ảnh hưởng đến thế hệ già và khách du lịch

Báo cáo “Switching off 2G” của REAL WIRELESS về việc cắt bỏ mạng 2G của Anh đã nhấn mạnh rằng mạng 2G vẫn được sử dụng bởi các thế hệ cũ, những người không muốn có điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng, khách du lịch đến Anh và người dùng ở một số vùng nông thôn chỉ có vùng phủ sóng 2G.

Điều này cũng tương đồng với hiện trạng sử dụng Internet của Việt Nam, khi hầu hết những người còn đang sử dụng 2G là người già, người không có cơ hội tiếp cận công nghệ cao và người sống ở vùng sâu vùng xa.

Mặc dù việc chuyển đổi có thể tương đối đơn giản và được hoàn thành bằng một chiến dịch tiếp thị và nâng cao nhận thức tích hợp, việc chuyển đổi công nghệ mạng cho những đối tượng nêu trên có thể là một thách thức đối với Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Tác động đến các thiết bị công nghệ cũ

Ở một số nước phát triển như Anh, các đồng hồ đo điện, nước đã được áp dụng công nghệ để cung cấp thông số cho bên cung cấp thông qua mạng internet. Việc loại bỏ công nghệ 2G có thể sẽ làm ảnh hưởng, thậm chí là dừng hoạt động và phải thay thế hàng loạt.

“Đôi khi chúng ta chỉ tập trung vào công nghệ mà không hiểu hết tác động đối với các dịch vụ mà mọi người dựa vào. 2G cho phép các thiết bị hỗ trợ cũng như điện thoại di động được nhiều người dễ bị tổn thương trong xã hội sử dụng. Chúng ta cần suy nghĩ về các lựa chọn thay thế cho các dịch vụ này trước khi tắt chúng”, Tony Lavender, Chủ tịch Ban chỉ đạo Diễn đàn Chính sách Spectrum nhận xét về việc cắt mạng 2G của Anh năm 2019.

Các mẫu điện thoại cũ sẽ bị ảnh hưởng lớn, thậm chí là phải thay mới nếu mạng 2G bị tắt. Ảnh chụp màn hình

Vấn đề này cũng tương tự với hệ thống cuộc gọi khẩn cấp trên các điện thoại di động đời cũ. Việc tắt bỏ chúng có thể gây ra tình trạng dừng hoạt động và khiến người dùng phải thay mới, trong khi những người vẫn đang sử dụng các thiết bị này ở thời điểm hiện tại đều khó có khả năng thay đổi và thích ứng với công nghệ đang phát triển nhanh chóng.

John Okas, chuyên gia không dây chiến lược của Real Wireless cho biết: “Với rất nhiều ứng dụng và người dùng có nguy cơ vẫn phụ thuộc vào mạng 2G, bao gồm cả cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng, rõ ràng việc tắt và chuyển mạng là điều cần được quản lý cẩn thận và cân nhắc cùng với kế hoạch dài hạn”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn