MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều loại sim ghép từng là cứu tinh cho iPhone lock.

Sim ghép "thần thánh" cho iPhone lock bị Apple hóa giải; DN công nghệ tỷ USD "khủng" cỡ nào?

Hải Đăng LDO | 05/10/2017 10:48
Sáng nay, một số iPhone lock sử dụng sim ghép "thần thánh" đã không thể sử dụng; công nghệ thông tin đặc biệt là viễn thông vẫn là mỏ vàng lớn để khai thác... là thông tin chính trong bản tin nóng công nghệ.

Sim ghép "thần thánh" cho iPhone lock đã bị Apple hóa giải  

Sáng nay, một số người dùng iOS đã cảnh báo về việc Apple vá lỗ hổng không cho phép sim ghép 4G kích hoạt iPhone lock. Theo đó, sim ghép 4G mới này được phong là "thần thánh" khi nó có thể khắc phục toàn bộ các nhược điểm sim ghép trước đó trên thị trường như cho phép dùng *101# hay đầu số +84. Như vậy, với loại sim này, một chiếc iPhone lock gần như có đầy đủ tính năng của iPhone bản quốc tế.

Về nguyên tắc, mỗi chiếc iPhone khi kích hoạt đều phải kết nối với máy chủ Apple để lấy một mã khóa mở máy. Nếu mã hóa này hợp lệ iPhone mới có thể sử dụng. Tuy nhiên, sim ghép 4G đã khai thác lỗ hổng trên máy chủ kích hoạt iPhone lock, vượt qua mặt của Apple. Vì vậy, việc vá lỗ hổng này đối với Apple chỉ là "một sớm, một chiều". Trước động thái trên của Apple, sáng 5.10, người dùng iPhone lock đã khuyến cáo Apple đã sửa lỗi sim ghép trên iPhone lock do đó không nên nâng cấp lên bản iOS 11 hoặc Reset all content & settings.

Doanh nghiệp công nghệ "khủng" thế nào khi thu về tỷ USD lợi nhuận

Theo infonet đưa tin, công nghệ thông tin và đặc biệt là viễn thông vẫn là mỏ vàng lớn cho các doanh nghiệp khai thác. Trong đó, có những doanh nghiệp chỉ trong vòng 6 tháng đã thu về lợi nhuận khủng 1 tỷ USD.

Bkav: Hơn 7000 router tại Việt Nam có lỗ hổng

Theo Bkav, qua thống kê sơ bộ, có hơn 7.000 router của các nhà mạng lớn tại Việt Nam có thể bị tin tặc khai thác qua lỗ hổng bảo mật Dnsmasq. Trong đó, lỗ hổng nguy hiểm nhất là CVE-2017-14491, cho phép hacker thực thi mã từ xa, ảnh hưởng đến các hệ thống có kết nối Internet lẫn các mạng nội bộ.

Lỗ hổng bảo mật trên các router có thể giúp tin tặc khai thác dễ dàng. 

Các chuyên gia Bkav cũng cho biết, khai thác các lỗ hổng bảo mật trên phần mềm dịch vụ mạng Dnsmasq cho phép tin tặc thực thi mã từ xa trên các thiết bị bị ảnh hưởng. Và các chuyên gia này khuyến cáo, các nhà mạng nên cập nhật Dnsmasp lên phiên bản 2.78 mới phát hành đã khắc phục các lỗ hổng.

Theo công cụ tìm kiếm Shodan, hiện có trên 1,1 triệu thiết bị sử dụng Dnsmasp trên toàn thế giới. Trong đó, số lượng thiết bị ảnh hưởng nhiều nhất là router của các hãng Huawei và iGate (Trung Quốc).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn